Cách viết bản kiểm điểm học sinh cấp 2 ra khỏi chỗ trong giờ học? Các hình thức xử lý khi học sinh cấp 2 sai phạm?
Mẫu bản kiểm điểm học sinh cấp 2 ra khỏi chỗ trong giờ học mới nhất?
Bản kiểm điểm (hay còn gọi là giấy kiểm điểm) là một văn bản mà học sinh phải viết khi vi phạm nội quy, quy định của nhà trường. Cụ thể trong trường hợp này, đối với hành vi ra khỏi chỗ trong giờ học, học sinh sẽ phải:
+ Viết tự kiểm điểm về hành vi của mình
+ Nêu rõ lý do tại sao lại ra khỏi chỗ ngồi
+ Nhận thức được sai lầm và cam kết không tái phạm
+ Thể hiện sự xin lỗi và mong muốn được sửa sai
* Mục đích của việc viết bản kiểm điểm là:
+ Giúp học sinh nhận thức được hành vi sai trái
+ Rèn luyện ý thức kỷ luật
+ Tạo cơ hội để học sinh sửa chữa và tiến bộ
Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các quy định liên quan không quy định cụ thể Mẫu bản kiểm điểm giành cho học sinh cấp 2.
Có thể tham khảo Mẫu bản kiểm điểm học sinh cấp 2 ra khỏi chỗ trong giờ học dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm học sinh cấp 2 ra khỏi chỗ trong giờ học
Cách viết bản kiểm điểm học sinh cấp 2 ra khỏi chỗ trong giờ học? Các hình thức xử lý khi học sinh cấp 2 sai phạm? (Hình từ Internet)
Cách viết bản kiểm điểm học sinh cấp 2 ra khỏi chỗ trong giờ học? Các hình thức xử lý khi học sinh cấp 2 sai phạm?
* Cách viết bản kiểm điểm học sinh cấp 2 ra khỏi chỗ trong giờ học:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc)
+ Tên văn bản (Bản kiểm điểm cá nhân)
+ Kính gửi: Ban giám hiệu, Cô giáo chủ nhiệm...
+ Họ và tên học sinh...lớp...
+ Nội dung bản kiểm điểm: Liệt kê những hành vi đã vi phạm cụ thể là ra khỏi chỗ trong giờ học
+ Thừa nhận lỗi sai và cam kết không lặp lại lỗi sai đó
+ Thời gian, địa điểm viết bản kiểm điểm cá nhân.
+ Chữ kí phụ huynh và của học sinh.
* Các hình thức xử lý khi học sinh cấp 2 sai phạm
Căn cứ Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về việc khen thưởng và kỷ luật như sau:
Khen thưởng và kỷ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, học sinh cấp 2 sai phạm thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức sau đây:
- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm;
- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm;
- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học sinh cấp 2 có những quyền gì?
Căn cứ Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, thì học sinh cấp 2 có những quyền như sau:
(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.
(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?