Cách tra cứu tiến trình cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động như thế nào?
Mức hưởng chế độ ốm đau được tính như thế nào theo quy định pháp luật?
Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:
- Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
- Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Chế độ ốm đau
Tra cứu tiến trình cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động như thế nào?
Căn cứ Công văn 815/CNTT-PM năm 2019 của Trung tâm công nghệ thông tin thuộc BHXH Việt Nam quy định như sau:
Trung tâm Công nghệ thông tin (Trung tâm) đã thực hiện triển khai Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan BHXH chính thức từ ngày 03/4/2019 (Công văn số 330/CNTT-PM), trong đó có nội dung cá nhân/đơn vị tự tra cứu thông tin theo đầu số 8179, phí dịch vụ tra cứu theo thông báo của đơn vị cung cấp dịch vụ là 1.500 đồng/tin nhắn. Phí dịch vụ này do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và nhà mạng được hưởng phí này từ tin nhắn của thuê bao di động cá nhân/đơn vị tra cứu.
Để giảm chi phí tra cứu cho cá nhân/đơn vị khi tra cứu thông tin, Trung tâm đã bổ sung thêm đầu số tra cứu 8079 với mức phí dịch vụ là 1.000 đồng/tin nhắn bắt đầu từ ngày 16/04/2019 (Công văn số 393/CNTT-PM).
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Ngành, Trung tâm sẽ dừng đầu số tra cứu 8179 từ ngày 01/08/2019.
Lưu ý: Nếu muốn tra tiến trình giải quyết hồ sơ, bạn bắt buộc phải biết mã hồ sơ của mình thì mới có thể tra cứu.
Nếu bạn chưa biết, bạn có thể liên hệ bộ phận nhân sự của công ty để được cung cấp mã hồ sơ.
Thời gian để hưởng chế độ ốm đau được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
- Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
+ Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
+ Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuyết minh về phong tục lì xì ngày Tết hay và ý nghĩa? Phong tục lì xì ngày Tết ở Việt Nam? Nhiệm vụ học sinh là gì?
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra ở đâu? Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN thông qua các văn kiện nào theo Hướng dẫn 175?
- Mẫu tờ khai tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng cho dân quân tự vệ mới nhất? Tải về?