Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng khi gửi tiết kiệm mới nhất? Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi năm 2022 là bao nhiêu?
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 1, Điều 2 Quyết định 1729/QĐ-NHNN năm 2020 Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về mức lãi suất ngân hàng cụ thể như sau:
“Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:
1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,2%/năm.
2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,5%/năm."
”Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 và thay thế Quyết định số 919/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
2. Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, được thực hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Quyết định này."
Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng khi gửi tiết kiệm mới nhất năm 2022? Mức lãi suất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn năm 2022?
Hình thức gửi tiết kiệm không có mức kỳ hạn kèm theo là việc người gửi có thể rút tiền mặt bất kỳ lúc nào và thời điểm nào mà không cần phải báo trước với ngân hàng thì được gọi là gửi tiền ngân hàng không kỳ hạn.
Cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được thực hiện theo công thức:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360
Ví dụ về cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn:
X gửi tiết kiệm 60 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 3%/năm. Thời điểm khách hàng rút số tiền gửi đó là 07 tháng (210 ngày). Cách tính lãi suất ngân hàng cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Tiền lãi = 60 triệu x 3% x 210/360 = 1.050.000 đồng
Như vậy, sau 07 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, X sẽ nhận được số tiền lãi là 1.050.000 đồng.
Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn năm 2022?
Ngược lại so với gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ được quy định một mức kỳ hạn nhất định kèm theo lãi suất can kết. Ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau cho khách hàng lựa chọn theo nhu cầu, ví dụ gửi tiết kiệm hàng tháng, quý, năm,…
Cách tính lãi suất ngân hàng cho trường hợp gửi tiết kiệm có kỳ hạn cụ thể như sau:
Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.
Hoặc:
Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.
Ví dụ về tính lãi suất có kỳ hạn:
Y gửi tiết kiệm 60 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, Y có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Số tiền lãi = 60 triệu x 7% = 4,2 triệu đồng
Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi = 60 triệu x 7% x 180/360 = 2.100.000 VNĐ
Đối với hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì ưu điểm của nó là thường sẽ được nhận mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không thời hạn.
Nếu rút tiền theo đúng thời hạn cam kết, khách hàng sẽ được nhận toàn bộ mức lãi suất đã lựa chọn.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về cách tính lãi suất ngân hàng khi gửi tiết kiệm. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?