Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản như thế nào? Trường hợp công ty nộp hồ sơ trễ 2 tháng thì có bị phạt không?
Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”.
Bên cạnh đó, tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, chị sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng. Và mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản. Tức là mức hưởng của chị sẽ là 11.570.000*6=69.420.000 đồng. Ngoài ra, chị còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Căn cứ theo quy định về mức lương cơ sở tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở năm 2022 sẽ là 1.490.000 đồng. Mức hưởng trợ cấp của chị là 1.490.000*2=2.980.000 đồng.
Vậy, mức hưởng chế độ thai sản chị được hưởng là: 69.420.000+2.980.000= 72.400.000 đồng
Cách tính mức hưởng tiền chế độ thai sản
Tải trọn bộ các văn bản về mức hưởng tiền chế độ thai sản hiện hành: Tải về
Khi nộp hồ sơ thai sản muộn thì công ty phải chịu trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định:
- Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.
- Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp công ty nộp hồ sơ trễ 2 tháng thì có bị phạt không? Mức xử phạt quy định là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
"4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;
b) Không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 60 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội."
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Như vậy, nếu quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động thì công ty bạn sẽ phải có văn bản giải trình về lý do nộp hồ sơ chậm để cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét giải quyết. Trong trường hợp, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, công ty sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với cá nhân, còn nếu là tổ chức thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?