Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh đái tháo đường thế nào?
- Người lao động mắc bệnh đái tháo đường được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày?
- Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh đái tháo đường thế nào?
- Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh đái tháo đường có phải đóng BHXH không?
Người lao động mắc bệnh đái tháo đường được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày?
Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp người lao động mắc bệnh đái tháo đường thì được phép nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) để điều trị bệnh.
Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị bệnh đái tháo đường thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh đái tháo đường thế nào? (Hình từ Internet)
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh đái tháo đường thế nào?
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh đái tháo đường được quy định theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) như sau:
(1) Mức hưởng trong thời gian 180 ngày đầu:
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ x 75% x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
(2) Mức hưởng trong thời gian nghỉ vượt quá 180 ngày do cần tiếp tục điều trị thêm:
* Trường hợp đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên:
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = 65% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
* Trường hợp đóng BHXH từ đủ 15 đến dưới 30 năm:
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = 55% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
* Trường hợp đóng BHXH dưới 15 năm:
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = 50% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Lưu ý:
+ Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.
+ Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng = (Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 24 ngày) x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh đái tháo đường có phải đóng BHXH không?
Tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: "Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội."
Như vậy, người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh đái tháo đường từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động không phải đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ File sao kê MTTQ Việt Nam ủng hộ đồng bào miền bắc bị lũ lụt mới nhất? Hướng dẫn cách check var sao kê MTTQ thế nào?
- Nhà nước điều tiết thị trường bất động sản trong trường hợp nào? Điều tiết thị trường bất động sản đảm bảo yếu tố gì?
- Ai có thẩm quyền chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp lao động sản xuất, xây dựng kinh tế?
- Giá đất, giá tài sản để tính bồi thường thu hồi đất khi phương án bồi thường phải chỉnh sửa, bổ sung được xác định từ khi nào?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn chỉ được cung ứng dịch vụ tư vấn về những hoạt động nào?