Cách tính điểm thi đại học năm 2023 như thế nào? Điểm ưu tiên để tính điểm thi đại học năm 2023 quy đổi ra sao?
Cách tính điểm thi đại học năm 2023 như thế nào?
Dựa vào phương án tuyển sinh của từng trường đại học mà cách tính điểm thi sẽ được quy định riêng
Tuy nhiên, thông thường điểm thi đại học sẽ được tính theo công thức sau:
Dưới đây là công thức tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT:
Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số
Điểm xét đại học (thang điểm 40) = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm xét đại học (thang điểm 30) = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)
Ví dụ, đối với phương án tuyển sinh của trường Đại học Tôn Đức Thắng
Thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT:
- Toán: 7,00 điểm; Văn: 6,75 điểm; Anh: 8,00 điểm
- Thí sinh thuộc khu vực 1.
Xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh theo tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh) trong đó môn nhân hệ số 2 là môn Anh.
Như vậy, Điểm xét tuyển của thí sinh theo tổ hợp D01 ngành Ngôn ngữ Anh được tính như sau:
Điểm xét tuyển = Điểm Toán + Điểm Văn + Điểm Anh *2 + Điểm ưu tiên
= 7,00 + 6,75 + 8,00*2 + 0.75 = 30,5 điểm
Cách tính điểm thi đại học năm 2023 như thế nào? Điểm ưu tiên để tính điểm thi đại học năm 2023 quy đổi ra sao? (Hình từ Internet)
Điểm ưu tiên để tính điểm thi đại học năm 2023 quy đổi ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
1. Ưu tiên theo khu vực (theo Phụ lục I của Quy chế)
a) Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;
b) Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng;
c) Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú:
- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;
- Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ;
d) Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
2. Ưu tiên theo đối tượng chính sách (theo Phụ lục II của Quy chế)
a) Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm;
b) Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định;
c) Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách quy định tại các điểm a, b khoản này chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.
Như vậy, mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học 2023 được xác định như sau:
(1) Theo khu vực
- Khu vực 1 là 0,75 điểm
- Khu vực 2 nông thôn là 0,5 điểm
- Khu vực 2 là 0,25 điểm
- Khu vực 3 không được tính điểm ưu tiên
(2) Theo đối tượng chính sách
- Đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm
- Đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm
Lưu ý tại khoản 4 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
...
4. Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều này
Như vậy, từ năm nay đối tượng ưu tiên có tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên thì việc tính điểm ưu tiên thi đại học được thực hiện như sau:
Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên
Theo công thức trên thì điểm ưu tiên của các em sẽ được giảm dần đều. Đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản tuyển sinh như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?