Cách tiến hành chưng cất thu hồi nhựa đường từ hỗn hợp bê tông nhựa sau khi chiết bằng phương pháp Abson ra sao?
- Cách tiến hành chưng cất thu hồi nhựa đường từ hỗn hợp bê tông nhựa sau khi chiết bằng phương pháp Abson ra sao?
- Nhựa đường sau khi thu hồi bằng phương pháp Abson có thể sử dụng để đánh giá cái gì?
- Báo cáo thử nghiệm thu hồi nhựa đường từ hỗn hợp bê tông nhựa sau khi chiết bằng phương pháp Abson cần có thông tin nào?
Cách tiến hành chưng cất thu hồi nhựa đường từ hỗn hợp bê tông nhựa sau khi chiết bằng phương pháp Abson ra sao?
Cách tiến hành chưng cất thu hồi nhựa đường từ hỗn hợp bê tông nhựa sau khi chiết bằng phương pháp Abson được quy định theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11633:2017 về Bê tông nhựa - Thu hồi nhựa đường từ dung dịch sau khi chiết bằng phương pháp Abson như sau:
- Tráng bình ngưng và bình chưng cất bằng dung môi tricloroethylene để rửa sạch các cặn cũ.
- Đổ khoảng 200 mL dung dịch đã tách bột khoáng vào bình chưng cất dung tích 250 mL.
Súc rửa sạch bình chứa bằng trichloroethylene và đổ vào bình chưng cất.
- Lắp ráp hệ thống chưng cất như Hình 2, ngoại trừ đáy bầu ống dẫn khí được nâng lên trên bề mặt của dung dịch trong bình chưng cất.
- Tiến hành chưng cất cho đến khi nhiệt độ dung dịch đạt đến 135°C thì hạ thấp ống dẫn khí để đáy bầu ống dẫn khí tiếp xúc với đáy bình chưng cất, mở khóa đưa khí cacbonic vào bình chưng cất với mức lưu lượng khí thấp (khoảng 100 mL/min) nhằm khuấy động dung dịch và ngăn ngừa tạo bọt khí.
+ Nếu xảy ra hiện tượng bọt khí thì đưa liên tục khí cacbonic vào ngay từ khi bắt đầu chưng cất với tốc độ 100 mL/min.
+ Khi nhiệt độ chưng cất đạt đến (157÷160)°C thì tăng lưu lượng khí cacbonic đến khoảng 900 mL/min.
Duy trì tốc độ dòng khí cacbonic khoảng 10 phút trong khi vẫn duy trì nhiệt độ trong bình chưng cất tại (160÷166) °C.
+ Nếu sau 10 phút mà dung môi từ ống dẫn vẫn còn nhỏ giọt ra bình ngưng thì tiếp lục duy trì lưu lượng khí và nhiệt độ trong bình chưng cất cho đến khi sau 5 phút không còn dung môi nhỏ giọt.
Thông thường khoảng thời gian đưa khí cacbonic vào bình chưng cất không được nhỏ hơn 20 phút. Sau khi chưng cất xong, ngừng cấp khí cacbonic và nhiệt cho bình chưng cất.
Lưu ý: Trường hợp sử dụng phễu chiết (giải pháp thay thế) thì tiến hành như sau:
- Tráng bình ngưng và bình chưng cất bằng dung môi trichloroethylene để rửa sạch các cặn cũ.
- Lắp hệ thống chưng cất như Hình 2, chỉ khác là lắp đuôi phễu chiết vào nút đậy của bình chưng cất tại vị trí lỗ của nhiệt kế.
- Nâng đáy bầu ống dẫn khí lên trên bề mặt của dung dịch trong bình chưng cất.
- Đổ dung dịch đã tách bột khoáng vào phễu chiết.
- Mở và điều chỉnh khóa phễu chiết để dung dịch chảy vào bình đến khoảng nửa tổng hỗn hợp dung môi cần chưng cất.
- Tăng nhiệt và bắt đầu chưng cất.
- Tiếp tục mở và điều chỉnh khóa phễu chiết cho đến khi dung dịch chảy hết vào bình chưng cất.
- Súc rửa sạch bình chứa và phễu chiết bằng trichloroethylene và đổ vào bình chưng cất.
- Tháo phễu chiết và lắp nhiệt kế đo nhiệt độ chưng cất.
- Tiếp tục chưng cất cho đến khi nhiệt độ dung dịch đạt đến 135 °C thì hạ thấp ống dẫn khí để đáy bầu ống dẫn khí tiếp xúc với đáy bình chưng cất. Sau đó thực hiện các thao tác như hướng dẫn tại 6.3.1.
Nhựa đường sau khi thu hồi bằng phương pháp Abson có thể sử dụng để đánh giá cái gì?
Công dụng của nhựa đường sau khi thu hồi bằng phương pháp Abson được quy định theo tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11633:2017 về Bê tông nhựa - Thu hồi nhựa đường từ dung dịch sau khi chiết bằng phương pháp Abson như sau:
Nhựa đường sau khi thu hồi bằng phương pháp này có thể sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật như độ kim lún, độ nhớt động học, độ nhớt động lực, điểm hóa mềm, độ kéo dài và một số chỉ tiêu khác.
Hàm lượng bột khoáng chưa tách hết trong nhựa đường lớn hơn 1% có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của các kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu nêu trên.
Để xác định lượng bột khoáng chưa tách hết theo ASTM D2939, so sánh lượng bột khoáng được tách ra từ dung dịch trong mục 6.2 với lượng bột khoáng có trong dịch theo TCVN 8860-2:2011.
Lưu ý:
+ Việc xác định khối lượng nhựa đường sau khi chưng cất từ dung dịch đã chiết tách (gồm nhựa đường, dung môi và bột khoáng) từ hỗn hợp bê tông nhựa là cần thiết nhằm đảm bảo toàn bộ dung môi đã được loại bỏ khỏi dung dịch.
+ So sánh khối lượng nhựa đường sau khi chưng cất với khối lượng nhựa đường sau khi chiết tách theo TCVN 8860-2:2011 để kiểm tra. Khối lượng nhựa thu được sẽ được hiệu chỉnh dựa vào lượng bột khoáng chưa tách hết đã được xác định.
Cách tiến hành chưng cất thu hồi nhựa đường từ hỗn hợp bê tông nhựa sau khi chiết bằng phương pháp Abson ra sao? (Hình từ Internet)
Báo cáo thử nghiệm thu hồi nhựa đường từ hỗn hợp bê tông nhựa sau khi chiết bằng phương pháp Abson cần có thông tin nào?
Báo cáo thử nghiệm thu hồi nhựa đường từ hỗn hợp bê tông nhựa sau khi chiết bằng phương pháp Abson cần có các thông tin được quy định theo Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11633:2017 về Bê tông nhựa - Thu hồi nhựa đường từ dung dịch sau khi chiết bằng phương pháp Abson như sau:
- Nguồn gốc mẫu;
- Loại máy thí nghiệm;
- Khối lượng dung dịch chiết xuất (gồm dung môi, nhựa đường và bột khoáng);
- Khối lượng nhựa đường chiết tách được;
- Khối lượng bột khoáng chiết tách được;
- Tổng thời gian thí nghiệm;
- Người thí nghiệm và cơ sở thí nghiệm;
- Ngày thí nghiệm;
- Viện dẫn tiêu chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?