Cách thức xác định về giao, sử dụng tài sản công, xác định giá trị vượt so với tiêu chuẩn, định mức được quy định thế nào?
Cách thức xác định việc giao, sử dụng tài sản công vượt định mức được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định việc xác định giá trị vượt so với tiêu chuẩn, định mức được quy định như sau:
- Trường hợp giao, sử dụng tài sản là xe ô tô, máy móc, thiết bị, tài sản khác vượt về số lượng so với tiêu chuẩn, định mức: Giá trị vượt được xác định bằng số lượng tài sản vượt nhân với (x) nguyên giá của tài sản trên sổ kế toán; trường hợp trên sổ kế toán không theo dõi nguyên giá tài sản thì lấy theo giá trị mua sắm mới tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn kỹ thuật, công năng sử dụng tương đương trên thị trường tại thời điểm xảy ra vi phạm.
- Trường hợp giao, sử dụng tài sản là xe ô tô, máy móc, thiết bị, tài sản khác đúng về số lượng nhưng vượt về mức giá so với tiêu chuẩn, định mức: Giá trị vượt được xác định bằng số lượng vượt nhân với (x) (chênh lệch giữa nguyên giá của tài sản trên sổ kế toán trừ đi (-) giá trị tài sản theo tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định).
- Trường hợp tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp: Giá trị vượt được xác định bằng chênh lệch giữa diện tích thực tế trừ đi (-) diện tích được sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức nhân với (x) đơn giá bình quân theo sổ kế toán; trường hợp trên sổ kế toán không theo dõi thì đơn giá tính theo suất đầu tư của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành áp dụng tại thời điểm hành vi vi phạm xảy ra.
- Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này xác định giá trị vượt làm căn cứ xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
Trên đây là cách thức xác định việc giao, sử dụng tài sản công vượt định mức về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.
Cách thức xác định về giao, sử dụng tài sản công, xác định giá trị vượt so với tiêu chuẩn, định mức
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đối với việc sử dụng tài sản công vượt định mức được quy định như thế nào?
Theo Điều 29 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đối với việc sử dụng tài sản công vượt định mức được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra đối với việc sử dụng tài sản công vượt định mức
Căn cứ Điều 30 Nghị định 63/2019/NĐ-CP:
- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
- Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
- Chánh Thanh tra bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong đấu thầu, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức sở hữu vốn, vay vốn đúng không? Chủ đầu tư phải đăng tải thông tin nào về lựa chọn nhà thầu?
- Dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm những khoản chi phí nào? Dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào?
- Mẫu quy chế thực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 NĐ CP cho trường tiểu học mới nhất năm 2025?
- Bản án là gì? Bản án sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm đúng không?
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có quyền và nghĩa vụ gì? Phải kiểm định thuốc thú y trong những trường hợp nào?