Cách thức đánh số văn bản chuẩn đối với một văn bản quy phạm pháp luật ra sao? Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Cách thức đánh số văn bản chuẩn đối với một văn bản quy phạm pháp luật ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định ra sao:
"Điều 10. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
1. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
2. Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn bản và năm ban hành. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội.
3. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:
a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
b) Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.
Theo đó, đối với văn bản quy phạm pháp luật thì bạn thực hiện đánh số theo quy định trên.
Còn nếu là văn bản nội bộ doanh nghiệp thì không có quy định cho việc đánh số.
Văn bản quy phạm pháp luật
Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định ra sao:
"Điều 8. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật
1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.
3. Tùy theo nội dung, văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tên. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật này."
Theo đó, ngôn ngữ kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật cũng thực hiện theo quy định trên.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định ra sao:
"Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản do mình trình.
2. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.
3. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến.
4. Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
5. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành.
6. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
7. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết có nội dung ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết.
8. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được phân công thực hiện."
Theo đó, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
.jpg)
Hành vi bị cấm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Công điện 89/CĐ-TTg triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật?

Mẫu báo cáo tình hình xử lý kiến nghị sửa đổi bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật? Tải về?

Văn bản quy phạm pháp luật tạm ngưng hiệu lực có phải đăng tải trên công báo điện tử hay không?

Thủ tướng Chính phủ có được ban hành Quyết định không? Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về nội dung gì?

Thời hạn đăng tải bản tổng hợp ý kiến góp ý văn bản quy phạm pháp luật là bao lâu? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay?

6 trường hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định mới?

Ai có quyền tổ chức thẩm định theo hình thức họp hội đồng thẩm định đối với chính sách của luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh của UBTVQH?

Tạm ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp nào? Văn bản quy phạm pháp luật được bố cục như thế nào?

Hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc Hội gồm những giấy tờ gì? Hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc hội chậm nhất là bao lâu?

Các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phải được tập hợp theo định kỳ bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp là gì? Sẽ thực hiện trực tuyến trong năm nay theo Công điện 69 đúng không?
- Công điện 68: Các công trình đang thi công nhưng không thể tiếp tục triển khai để đưa vào sử dụng thì có thanh quyết toán không?
- Toàn bộ biểu mẫu về đăng ký hộ kinh doanh năm 2025 khi tổ chức CQĐP 2 cấp theo Thông tư 43? Tải 23 biểu mẫu về hộ kinh doanh 2025 đầy đủ, chi tiết?
- Bảng quy đổi IELTS Học viện Tài chính 2025 mới nhất? Điểm quy đổi IELTS, TOEFL iBT, SAT của Học viện Tài chính 2025 là bao nhiêu?
- Sau sáp nhập, được cấp sổ đỏ lần đầu tại UBND cấp xã? Thời gian giải quyết không quá 3 ngày làm việc?