Cách đánh số chứng thực khi chứng thực bản sao từ bản chính thực hiện như thế nào? Có thể thực hiện chứng thực thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hay không?

Có thể tư vấn giúp tôi về cách đánh số chứng thực khi chứng thực bản sao từ bản chính được không? Việc chứng thực thông qua ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện như thế nào? Hiện tại thì có bao nhiêu mẫu sổ chứng thực theo quy định mới nhất?

Cách đánh số chứng thực khi chứng thực bản sao từ bản chính thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 13. Sổ chứng thực và số chứng thực
2. Số chứng thực là số thứ tự ghi trong sổ chứng thực, kèm theo quyển số, năm thực hiện chứng thực và ký hiệu loại việc chứng thực. Số thứ tự trong sổ chứng thực phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước, không được ghi từ số 01. Đối với sổ được sử dụng tiếp cho năm sau thì trường hợp chứng thực đầu tiên của năm sau sẽ ghi bắt đầu từ số 01, không được lấy tiếp số thứ tự cuối cùng của năm trước.
Số ghi trong văn bản chứng thực là số tương ứng với số chứng thực đã ghi trong sổ chứng thực."

Dẫn chiếu đến Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-BTP có hướng dẫn cụ thể cách ghi sổ chứng thực, cụ thể như sau:

"Điều 4. Cách ghi số chứng thực

1. Số chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP là số chứng thực được ghi theo từng loại giấy tờ được chứng thực; không lấy số chứng thực theo lượt người yêu cầu chứng thực.

Ví dụ: ông A yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính 03 (ba) loại giấy tờ: chứng minh nhân dân mang tên ông Nguyễn Văn A, chứng minh nhân dân mang tên bà Nguyễn Thị B và sổ hộ khẩu của hộ gia đình ông Nguyễn Văn A. Khi lấy số chứng thực, bản sao chứng minh nhân dân mang tên ông Nguyễn Văn A được ghi một số, bản sao chứng minh nhân dân mang tên bà Nguyễn Thị B được ghi một số và bản sao sổ hộ khẩu của hộ gia đình ông Nguyễn Văn A được ghi một số. Như vậy, cơ quan thực hiện chứng thực sẽ lấy 03 (ba) số chứng thực khác nhau cho 03 (ba) loại giấy tờ.

2. Số chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản và chứng thực chữ ký người dịch là số chứng thực được ghi theo từng loại giấy tờ, văn bản cần chứng thực chữ ký; không lấy số chứng thực theo lượt người yêu cầu chứng thực.

Ví dụ 1: Ông Trần Văn H yêu cầu chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân và giấy ủy quyền nhận lương hưu, thì phải ghi thành 02 (hai) số chứng thực khác nhau. 01 (một) số đối với chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân và 01 (một) số đối với chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền nhận lương hưu.

Ví dụ 2: Bà Lê Thị B yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch (theo mẫu chữ ký người dịch đã đăng ký với Phòng Tư pháp) đối với 03 (ba) loại giấy tờ: bản dịch hộ chiếu, bản dịch thư mời hội nghị và bản dịch hợp đồng. Mỗi loại bản dịch phải ghi 01 (một) số chứng thực. Trong trường hợp này, Phòng Tư pháp sẽ lấy 03 (ba) số chứng thực, không được ghi gộp 03 (ba) việc thành 01 (một) số chứng thực cho một người.

3. Số chứng thực hợp đồng được ghi theo từng việc; không lấy số theo lượt người yêu cầu hoặc theo số bản hợp đồng.

Ví dụ: ông Lê Văn H và bà Nguyễn Thị M yêu cầu chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chứng thực hợp đồng cho thuê cửa hàng. Trong trường hợp này phải lấy 01 (một) số chứng thực cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và 01 (một) số chứng thực cho hợp đồng thuê cửa hàng."

Như vậy, từ quy định trên có thể hiểu cách đánh số công chứng, chứng thực như sau:

Thứ nhất, trường hợp một sổ hộ khẩu khi phô tô ra 3 tờ, 6 trang để chứng thực bản sao từ bản chính được coi là một việc chứng thực và được lưu trữ vào sổ chứng thực tương ứng với một số chứng thực. Như vậy, trường hợp này sẽ ghi cùng một số trên tất cả các bản sao.

Nhưng có thể ghi các số khác nhau cũng không sai, vì có thể hiểu là chúng ta tách yêu cầu chứng thực trên thành 6 việc chứng thực khác nhau (như vậy, mỗi việc chứng thực sẽ yêu cầu cấp 1 bản sao từ bản chính), tương ứng mỗi việc là một số chứng thực.

Thứ hai, Trường hợp một người phô tô gồm sổ hộ khẩu, bằng đại học, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thì trường hợp này sẽ đánh số chứng thực mỗi loại giấy tờ là một số khác nhau, vì trường hợp này mỗi số sẽ chứng thực cho một công việc, mỗi loại giấy tờ thì khi đó sẽ đảm bảo mặt pháp lý, phân biệt rõ sau này.

Cách đánh số chứng thực khi chứng thực bản sao từ bản chính

Cách đánh số chứng thực khi chứng thực bản sao từ bản chính

Có thể thực hiện chứng thực thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hay không?

Theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc chứng thực thì phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định này. Định kỳ hàng tháng, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai; đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm thì ghép chung thành 01 (một) sổ chứng thực theo từng loại việc chứng thực đã thực hiện trong 01 (một) năm. Việc lập sổ, ghi số chứng thực và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Do đó, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc chứng thực thì phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định này.

Có bao nhiêu mẫu sổ chứng thực hiện nay theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP?

Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:

(1) Sổ chứng thực bản sao từ bản chính (SCT/BS);

(2) Sổ chứng thực chữ ký, chứng thực điểm chỉ (SCT/CK,ĐC);

(3) Sổ chứng thực chữ ký người dịch (SCT/CKND);

(4) Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch (SCT/HĐ,GD).

Như vậy, trên đây là 04 mẫu sổ chứng thực được ban hành tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Chứng thực bản sao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bản chính giấy tờ, văn bản nào không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân xã có được công chứng, chứng thực chứng chỉ anh văn TOEIC không? Thời gian chứng thực bản sao từ bản chính có quy định phải trong ngày không?
Pháp luật
Cách đánh số chứng thực khi chứng thực bản sao từ bản chính thực hiện như thế nào? Có thể thực hiện chứng thực thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hay không?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng và giá trị pháp lý của bản sao chứng thực từ bản chính theo quy định là bao lâu?
Pháp luật
Việc sửa lỗi sai sót khi đánh máy trong hợp đồng giao dịch đã được chứng thực khi một trong các bên tham gia hợp đồng giao dịch chết được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Chứng thực bản sao mà không cần bản chính có được không? Bản chính giấy tờ nào không được dùng làm cơ sở để chứng thực?
Pháp luật
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính passport được quy định ra sao? Phòng Tư pháp có thẩm quyền chứng thực passport không?
Pháp luật
Đăng ký thường trú ở Quảng Trị thì có được photo sổ hộ khẩu đem đi chứng thực bản sao ở Thừa Thiên Huế không?
Pháp luật
Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp thì có được công chứng, chứng thực bản sao tại Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thời hạn hiệu lực của chứng thực bản sao là khi nào? Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao được quy định ra sao?
Pháp luật
Đem Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân do cơ quan quản lý căn cước công dân cấp đi chứng thực bản sao có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng thực bản sao
6,948 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng thực bản sao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng thực bản sao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào