Các yêu cầu đối với nhập khẩu động vật vào Việt Nam là gì? Quy trình và thủ tục thực hiện như thế nào?
- Các yêu cầu đối với nhập khẩu động vật vào Việt Nam là gì?
- Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch nhập khẩu động vật vào Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì?
- Trình tự kiểm dịch việc nhập khẩu động vật vào Việt Nam thực hiện như thế nào?
- Cục Thú y thực hiện kiểm dịch đối với động vật nhập khẩu gồm những nội dung gì?
Các yêu cầu đối với nhập khẩu động vật vào Việt Nam là gì?
Để nắm rõ được các điều kiện về việc nhập khẩu động vật thì anh/chị cần lưu ý, cụ thể:
Theo Điều 44 Luật Thú y 2015 quy định về yêu cầu đối với động vật trên cạn nhập khẩu:
- Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;
- Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam.
Yêu cầu đối với đối với nhập khẩu động vật vào Việt Nam
Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch nhập khẩu động vật vào Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 45 Luật Thú y 2015 quy định về hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu như sau:
- Hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:
+ Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;
+ Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
- Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:
+ Đơn khai báo kiểm dịch;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
Trình tự kiểm dịch việc nhập khẩu động vật vào Việt Nam thực hiện như thế nào?
Theo Điều 46 Luật Thú y 2015 quy định về trình tự kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu như sau:
- Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này cho Cục Thú y.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu và hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
Cục Thú y thực hiện kiểm dịch đối với động vật nhập khẩu gồm những nội dung gì?
Theo Điều 47 Luật Thú y 2015 quy định về nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu:
- Đối với động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:
+ Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, tình trạng sức khỏe của động vật; nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật không có dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm thì xác nhận để làm thủ tục và chuyển động vật đến khu cách ly kiểm dịch hoặc đến địa điểm đã được kiểm tra, có đủ điều kiện để cách ly kiểm dịch;
+ Giám sát động vật tại khu cách ly kiểm dịch hoặc tại địa điểm có đủ điều kiện cách ly kiểm dịch; thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch phù hợp với từng loài động vật, từng bệnh được kiểm tra nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu cách ly kiểm dịch;
+ Lấy mẫu kiểm tra bệnh động vật, áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật theo quy định;
+ Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
+ Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
Thứ nhất : Nếu như thực hiện theo thủ tục nhập khẩu hàng hóa là "động vật sống" thì tại cửa Khẩu hải quan của Việt Nam thì ngoài làm tờ khai quản quan như hàng hóa thông thường, phải thực hiện thủ tục Kiểm dịch động vật nhập khẩu.
* Cung cấp thêm một số lưu ý quan trọng:
- Ngoài ra, chị có thể xem tại Điều 8 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật nhập khẩu.
- Nếu việc nhập khẩu này, giống như mang "hành lý" lên máy bay thì cần lưu ý:
+ Giấy chứng nhận tiêm phòng dại còn hiệu lực và giấy chứng nhận kiểm dịch động vật
+ Quy định liên quan phía Hàn Quốc (nội dung này TVPL chân thành xin lỗi vì không hỗ trợ pháp luật nước ngoài), chị có thể liên hệ phía bên đó để hỏi thêm thông tin
+ Quy định của hãng hàng không có cho phép mang động vật lên máy bay hay không, có yêu cầu đặc biệt gì hay không? Vấn đề này nên liên hệ hãng hàng không dự kiến đi từ Hàn Quốc về Việt Nam.
- Nếu khó khăn khi thực hiện việc mang mèo lên máy bay thì có thể liên hệ công ty vận chuyển, nhận dịch vụ vận chuyển động vật, họ sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các thủ tục và chị có thể nhận mèo tại Việt Nam.
Như vậy, trên đây là các yêu cầu, quy trình và thủ tục nhập khẩu động vật (mèo) mà chúng tôi cung cấp cho chị tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?