Các vị trí công tác nào phải định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực nông nghiệp? Trường hợp nào thì chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác?
Các vị trí công tác nào phải định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực nông nghiệp?
Các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực nông nghiệp (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 17/07/2023) quy định danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm:
Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi
1. Quản lý động vật thuộc danh mục quý hiếm.
2. Kiểm dịch động vật.
3. Kiểm lâm.
4. Kiểm soát thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh động vật, gia súc, gia cầm.
5. Theo dõi, quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh, thú y, thủy sản.
Trước đây, theo Điều 3 Thông tư 32/2015/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 17/07/2023) thì danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm:
Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi
1. Về lĩnh vực nông nghiệp: Các vị trí công tác thực hiện việc thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, văn bằng, chứng chỉ gồm:
a) Giấy phép, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (kể cả thủy sản);
b) Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng không có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; bằng bảo hộ giống cây trồng; chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; văn bản công nhận giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;
c) Giấy phép nhập khẩu phân bón; giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với giống cây trồng và phân bón xuất khẩu; văn bản công nhận phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;
d) Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi;
e) Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin vi sinh vật dùng trong thú y; giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y; giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y; giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y; chứng chỉ hành nghề thú y;
g) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (chứng thư); công nhận doanh nghiệp được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật vào Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Về lĩnh vực lâm nghiệp:
a) Các vị trí công tác thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ trong lĩnh vực lâm nghiệp gồm: Giấy phép khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã;
b) Các vị trí công tác trong lực lượng kiểm lâm gồm: Kiểm lâm đặc nhiệm; kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm lâm tại các trạm cửa rừng; trạm Kiểm lâm các khu rừng phòng hộ, đặc dụng.
3. Về lĩnh vực thủy sản: Các vị trí công tác thực hiện việc thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, chứng thư gồm:
a) Giấy phép khai thác thủy sản, hoạt động ở vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác;
b) Giấy phép nhập khẩu giống thủy sản, thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý,
cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu hội chợ triển lãm; văn bản thông báo chất lượng giống thủy sản nhập khẩu; văn bản xác nhận thức ăn thủy sản; văn bản thông báo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu; văn bản công nhận thức ăn thủy sản; giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam; giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; giấy chứng nhận thủy sản khai thác; giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ;
c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, bè cá; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, bè cá;
d) Chứng chỉ về thuyền trưởng và máy trưởng tàu cá;
đ) Văn bản chỉ định các phòng kiểm nghiệm, thử nghiệm; công nhận cơ sở tham gia chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo từng thị trường.
4. Về lĩnh vực thủy lợi: Các vị trí công tác thực hiện việc thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép gồm:
a) Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
2. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện giữa các vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Trường hợp nào thì chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác?
Theo Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì các trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác bao gồm:
- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?