Các vận động viên Việt Nam tham dự Thế vận hội Olympic lần thứ 33 do cơ quan nào đề xuất tuyển chọn? Mức tiền thưởng cao nhất khi đạt giải là bao nhiêu?
Nước nào đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic lần thứ 33?
Thế vận hội Olympic là sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, hội tụ các vận động viên khắp thể giới tranh tài với nhau thông qua các bộ môn thể thao.
Và theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 phê duyệt “Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch” năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành có quy định như sau:
...
8. Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.
...
Như vậy, Thế vận hội Olympic lần thứ 33 được tổ chức tại Pháp.
Các vận động viên của Việt Nam tham dự Thế vận hội Olympic lần thứ 33 do cơ quan nào đề xuất tuyển chọn? Mức tiền thưởng cao nhất khi đạt giải là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Các vận động viên của Việt Nam tham dự Thế vận hội Olympic lần thứ 33 do cơ quan nào đề xuất tuyển chọn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế Quản lý đội tuyển thể thao quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 377/2004/QĐ-UBTDTT như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban Olympic Việt Nam, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia
1. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng các đội tuyển thể thao quốc gia.
2. Đề xuất việc tuyển chọn vận động viên, huấn luyện viên các đội tuyển thể thao quốc gia tham dự các đại hội thể thao khu vực, châu lục, Thế vận hội Olympic và các giải thể thao quốc tế khác. Tiến hành các thủ tục đăng ký thi đấu cho vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia theo đúng quy định của quốc tế.
3. Kiến nghị với các tổ chức thể thao quốc tế, khu vực, châu lục về những vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức, quản lý, sử dụng đào tạo vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia của Việt Nam.
4. Phối hợp, tham gia chỉ đạo Hội đồng huấn luyện viên trong các mặt: công tác tuyển chọn vận động viên; xây dựng kế hoạch huấn luyện, chương trình thi đấu, tập huấn tại các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
5. Khai thác mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước; thiết lập các mối quan hệ quốc tế với các tổ chức thể thao đã được nhà nước cho phép; tìm những biện pháp đầu tư có trọng điểm tài trợ cho các đội tuyển thể thao quốc gia để góp phần phát triển và nâng cao thành tích, kỷ lục của các vận động viên.
6. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và quốc tế khen thưởng và xử lý kỷ luật vận động viên theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế về thể dục thể thao mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia ký kết.
Theo đó, các vận động viên của Việt Nam tham dự Thế vận hội Olympic lần thứ 33 tổ chức tại Pháp do Ủy ban Olympic Việt Nam, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia đề xuất việc tuyển chọn.
Đồng thời, chịu trách nhiệm tiến hành các thủ tục đăng ký thi đấu cho vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia theo đúng quy định của quốc tế.
Mức tiền thưởng cao nhất đối với vận động viên của Việt Nam đạt giải trong Thế vận hội Olympic lần thứ 33 là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 152/2018/NĐ-CP như sau:
Mức thưởng bằng tiền đối với các huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế
1. Vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế được hưởng mức thưởng bằng tiền theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Môn thể thao nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định trên cơ sở các môn thể thao được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội Olympic, Đại hội thể thao châu Á và các giải thi đấu thể thao quốc tế khác.
...
Theo đó, vận động viên lập thành tích tại các đại hội thể thao quốc tế sẽ nhận được mức tiền thưởng theo quy định pháp luật.
Mức tiền thưởng cụ thể đối với vận động viên thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế theo Phụ lục I Nghị định số 152/2018/NĐ-CP như sau:
TT | Tên cuộc thi | HCV | HCB | HCĐ | Phá kỷ lục |
I | Đại hội thể thao | ||||
1 | Đại hội Olympic | 350 | 220 | 140 | +140 |
2 | Đại hội Olympic trẻ | 80 | 50 | 30 | +30 |
3 | Đại hội thể thao châu Á | 140 | 85 | 55 | +55 |
4 | Đại hội thể thao Đông Nam Á | 45 | 25 | 20 | +20 |
Theo đó, vận động viên của Việt Nam khi đạt huy chương vàng trong Thế vận hội Olympic lần thứ 33 sẽ được thưởng 350 triệu đồng và nếu phá được kỷ lục sẽ thưởng thêm 140 triệu.
Như vậy, mức tiền thưởng cao nhất đối với vận động viên của Việt Nam đạt giải trong Thế vận hội Olympic lần thứ 33 là 490 triệu đồng.
Lưu ý: Mức tiền thưởng nêu trên dựa theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?