Các trường hợp phải ký phụ lục hợp đồng? Phụ lục hợp đồng có thể ký tối đa bao nhiêu lần theo quy định hiện nay?
Các trường hợp phải ký phụ lục hợp đồng theo quy định hiện nay?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng như sau:
"Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng."
Ngoài ra tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực."
Theo quy định trên hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
Có thể hiểu phụ lục hợp đồng là một dạng văn bản do các bên thỏa thuận ký kết, được ban hành kèm theo hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
Riêng với hợp đồng lao động thì phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Qua đó, từ các quy định trên có thể hiểu phụ lục hợp đồng là một văn bản được ban hành kèm theo hợp đồng nhằm quy định một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Như vậy, có thể thấy, hợp đồng không bắt buộc phải có phụ lục mà chỉ có trong hai trường hợp sau đây:
- Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Và nội dung của phụ lục phải không được trái với nội dung của hợp đồng;
- Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Loại phụ lục này thường được lập sau khi hợp đồng được lập nhằm thay đổi, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng…
Do đó doanh nghiệp bạn muốn quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng có thể lập phụ lục hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng
Tải trọn bộ các văn bản về ký phụ lục hợp đồng hiện hành: Tải về
Phụ lục hợp đồng có thể ký tối đa bao nhiêu lần theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết."
Việc hợp đồng ký kết bao nhiêu phụ lục không được Bộ luật Dân sự quy định cụ thể.
Do đó, có thể hiểu, khi các bên đạt được thống nhất về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hoặc một số điều khoản của hợp đồng cần được quy định chi tiết hơn thì đều có thể lập phụ lục hợp đồng.
Nghĩa vụ giải thích hợp đồng của các bên được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 404. Giải thích hợp đồng
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?