Các trường hợp nào được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu? Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đất là bao nhiêu?
- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng được quyết toán như thế nào?
- Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đất là bao nhiêu?
- Tổ chức, cá nhân khai thác đất phải nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường tại đâu?
- Các trường hợp nào được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu?
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng được quyết toán như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 164/2016/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:
"2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là loại khai theo tháng và quyết toán năm. Khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản bao gồm khai quyết toán năm và khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản, chấm dứt hoạt động thu mua gom khoáng sản, chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp."
Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đất là bao nhiêu?
Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 164/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định:
- Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
- Khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khác theo Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.
- Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Nghị định này.
- Căn cứ mức phí quy định tại Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.
Tại Biểu khung mức phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có quy định:
STT Loại khoáng sản | Đơn vị tính | Mức thu tối thiểu (đồng) | Mức thu tối thiểu (đồng) | ||
10 | Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình | m3 | 1.000 | 2.000 | |
11 | Đất sét, đất làm gạch, ngói | m3 | 1.500 | 1.000 | |
12 | Đất làm thạch cao | m3 | 2.000 | 3.000 | |
13 | Cao lanh, phen-sờ-phát (fenspat) | m3 | 5.000 | 7.000 | |
14 | Các loại đất khác | m3 | 1.000 | 2.000 |
Tổ chức, cá nhân khai thác đất phải nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường tại đâu?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 164/2016/NĐ-CP về kê khai, nộp phí như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp cùng nơi kê khai nộp thuế tài nguyên. Trường hợp trong tháng không phát sinh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, người nộp phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai nộp phí với cơ quan Thuế. Trường hợp tổ chức thu mua gom khoáng sản phải đăng ký nộp thay người khai thác thì tổ chức đó có trách nhiệm nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý cơ sở thu mua khoáng sản. Thời hạn kê khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
- Đối với trường hợp người nộp phí thuộc diện bị ấn định số phí phải nộp, thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
- Địa điểm kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên và khí than là Cục thuế địa phương nơi người nộp phí đặt văn phòng điều hành chính.
- Đồng tiền nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là đồng Việt Nam.
- Ngoài các quy định trên, việc khai phí, nộp phí, quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế.
Các trường hợp được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu
Các trường hợp nào được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu?
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu như sau:
"Điều 7. Các trường hợp được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu
1. Các trường hợp sau đây được áp dụng mức thu phí đối với khai thác khoáng sản tận thu.
a) Hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ;
b) Hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản, nhưng có chức năng, nhiệm vụ hoặc có đăng ký kinh doanh, trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo chuyên ngành đã đăng ký mà thu được khoáng sản."
Như v quy định nêu trên, trường hợp tổ chức, cá nhận thực hiện xây dựng công trình không được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản với mức phí bằng 60% của khoáng sản cùng loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?