Các trường hợp bị thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng theo Nghị định 141/2024 ra sao? Thủ tục thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng thế nào?
Các trường hợp bị thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng theo Nghị định 141/2024 ra sao?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về các trường hợp bị thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng như sau:
- Không tiếp tục tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
- Vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Cho người khác mượn Thẻ hoặc mượn Thẻ của người khác;
+ Sử dụng Thẻ không đúng mục đích;
+ Tẩy xóa, sửa chữa hoặc làm giả Thẻ.
Theo đó, hiện nay, có các trường hợp bị thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định như đã nêu trên.
Các trường hợp bị thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng theo Nghị định 141/2024 ra sao? Thủ tục thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng thế nào? (Hình từ internet)
Thủ tục thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng thế nào?
Thủ tục thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng hiện được quy định tại Điều 11 Nghị định 141/2024/NĐ-CP như sau:
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 141/2024/NĐ-CP:
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng nộp lại Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng cho Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng, Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh ban hành Quyết định thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP.
Đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 141/2024/NĐ-CP:
- Khi phát hiện các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 141/2024/NĐ-CP, người đứng đầu đơn vị triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; cơ quan Công an; cơ quan thanh tra, kiểm tra lập Biên bản tạm giữ Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng, người đứng đầu đơn vị triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; cơ quan Công an; cơ quan thanh tra, kiểm tra gửi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng và Biên bản tạm giữ Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng về Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng bị tạm giữ và biên bản tạm giữ Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng, Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh ban hành Quyết định thu hồi Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP.
Hướng dẫn cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch theo Nghị định 141/2024 ra sao?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định về cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch như sau:
- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
+ Cung cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Bơm kim tiêm sạch cung cấp miễn phí phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ “Cung cấp miễn phí, không được bán”;
+ Bán thương mại bơm kim tiêm sạch theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phụ trách hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có trách nhiệm:
+ Phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch miễn phí và thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng;
+ Tổ chức hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
- Mạng lưới tổ chức cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch và thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP gồm:
+ Nhân viên y tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP;
+ Điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch cố định.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện kinh doanh mua bán bơm kim tiêm theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế được phép cung cấp bơm kim tiêm sạch theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP.
- Việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quản lý thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan: Công an; Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai hoạt động cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;
+ Quản lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia triển khai hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;
+ Giám sát, theo dõi, đánh giá, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.
*Nghị định 141/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?