Các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải thực hiện xác định rủi ro thị trường đối với các loại tài sản nào?
- Giá trị rủi ro thị trường đối với tài sản của các tổ chức kinh doanh chứng khoán được hiểu thế nào?
- Các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải thực hiện xác định rủi ro thị trường đối với các loại tài sản nào?
- Xác định giá trị rủi ro thị trường đối với tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện theo công thức nào?
Giá trị rủi ro thị trường đối với tài sản của các tổ chức kinh doanh chứng khoán được hiểu thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 91/2020/TT-BTC có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu và dự kiến sẽ sở hữu theo cam kết bảo lãnh phát hành biến động theo chiều hướng bất lợi.
3. Giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết.
4. Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, do các nguyên nhân khách quan khác.
...
Theo đó thì giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu và dự kiến sẽ sở hữu theo cam kết bảo lãnh phát hành biến động theo chiều hướng bất lợi.
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải thực hiện xác định rủi ro thị trường đối với các loại tài sản nào? (Hình từ Internet)
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải thực hiện xác định rủi ro thị trường đối với các loại tài sản nào?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Thông tư 91/2020/TT-BTC có quy định tổ chức kinh doanh chứng khoán phải thực hiện xác định rủi ro thị trường đối với các loại tài sản sau:
- Chứng khoán trên tài khoản tự doanh không bao gồm số lượng chứng quyền có bảo đảm không phát hành hết (đối với công ty chứng khoán), tài khoản giao dịch chứng khoán (đối với công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán không có nghiệp vụ tự doanh), chứng khoán ủy thác, chứng khoán đầu tư khác.
Các chứng khoán trên bao gồm cả số chứng khoán trong quá trình nhận chuyển giao từ bên bán;
- Chứng khoán nhận hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chứng khoán đi vay cho bản thân tổ chức kinh doanh chứng khoán, chứng khoán đi vay thay mặt cho các cá nhân, tổ chức khác;
- Chứng khoán của khách hàng mà tổ chức kinh doanh chứng khoán nhận làm tài sản bảo đảm, sau đó được tổ chức kinh doanh chứng khoán sử dụng hoặc cho một bên thứ ba vay phù hợp với quy định của pháp luật;
- Tiền, các khoản tương đương tiền, công cụ chuyển nhượng, các loại giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
- Chứng khoán mà tổ chức kinh doanh chứng khoán bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn chưa phân phối và chưa nhận thanh toán đầy đủ trong thời gian bảo lãnh phát hành.
Lưu ý: Chứng khoán, tài sản quy định nêu trên không bao gồm các loại sau:
- Cổ phiếu quỹ;
- Chứng khoán quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 91/2020/TT-BTC và khoản 5 Điều 6 Thông tư 91/2020/TT-BTC;
- Trái phiếu, các công cụ nợ, giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ đã đáo hạn.
- Chứng khoán đã được phòng ngừa rủi ro bởi chứng quyền bán hoặc hợp đồng tương lai; Chứng quyền bán và hợp đồng quyền bán được sử dụng để phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở.
Xác định giá trị rủi ro thị trường đối với tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện theo công thức nào?
Căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 9 Thông tư 91/2020/TT-BTC thì việc xác định giá trị rủi ro thị trường đối với tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán (Trừ Chứng khoán mà tổ chức kinh doanh chứng khoán bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn chưa phân phối và chưa nhận thanh toán đầy đủ trong thời gian bảo lãnh phát hành) được xác định theo công thức:
Giá trị rủi ro thị trường = Vị thế ròng x Giá tài sản x Hệ số rủi ro thị trường
Trong đó:
- Hệ số rủi ro thị trường xác định theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 91/2020/TT-BTC;
- Giá tài sản được xác định theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 91/2020/TT-BTC.
* Giá trị rủi ro thị trường của mỗi tài sản xác định theo quy định trên phải điều chỉnh tăng thêm trong trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán đầu tư quá nhiều vào tài sản đó.
Ngoại trừ chứng khoán đang trong thời gian bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Giá trị rủi ro được điều chỉnh tăng theo nguyên tắc sau:
- Tăng thêm 10% trong trường hợp tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 10% đến 15% vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
- Tăng thêm 20% trong trường hợp tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 15% đến 25% vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
- Tăng thêm 30% trong trường hợp tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 25% trở lên vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 30 tháng 1 là ngày gì? Ngày 30 tháng 1 là mùng mấy tết, thứ mấy? Ngày 30 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?