Các tiêu chí phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán? Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài là gì?
Đại sứ quán là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 thì cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài?
Tại Chương II Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài cụ thể như sau:
- Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh:
(1) Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
(2) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
(3) Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Phục vụ phát triển kinh tế đất nước
(1) Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật, xu hướng phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục - đào tạo, du lịch, hợp tác sử dụng nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan khác của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, quyết sách có ý nghĩa chiến lược của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận có tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
(2) Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.
(3) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp và tổ chức thực hiện nhằm phát triển quan hệ kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
(4) Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.
- Thúc đẩy quan hệ văn hóa
(1) Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
(2) Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
(3) Tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
(4) Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người của quốc gia tiếp nhận và hoạt động liên quan đến văn hóa của tổ chức quốc tế tiếp nhận.
(5) Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi đoàn và hoạt động giao lưu văn hóa giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
(6) Tổ chức hoặc tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
Ngoài ra, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài còn có
- Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
- Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại
- Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện
- Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện
Các tiêu chí phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán? Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài là gì?
Thế nào là Lãnh sự quán?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 thì cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.
Về khu vực lãnh sự thì tại khoản 4 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định rằng khu vực lãnh sự là bộ phận lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận thỏa thuận để cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng lãnh sự.
Lãnh sự quán bao gồm những chức vụ nào?
Đối với quy định về chức vụ của lãnh sự quán thì tại khoản 2 Điều 18 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định như sau:
Chức vụ lãnh sự bao gồm:
- Tổng Lãnh sự;
- Phó Tổng Lãnh sự;
- Lãnh sự;
- Phó Lãnh sự;
- Tùy viên lãnh sự.
Các tiêu chí phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán?
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?