Các thông tin về giá, thẩm định giá nào cần được công khai theo Luật Giá 2023? Các thông tin về giá, thẩm định giá được công khai theo hình thức nào?
- Các thông tin về giá, thẩm định giá nào cần được công khai theo Luật Giá 2023?
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin có chịu trách nhiệm về nội dung công khai không?
- Các thông tin về giá, thẩm định giá được công khai theo hình thức nào?
- Nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá là gì?
Các thông tin về giá, thẩm định giá nào cần được công khai theo Luật Giá 2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Giá 2023 quy định các thông tin về giá, thẩm định giá cần được công khai như sau:
Cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc cơ quan nhà nước thực hiện công khai các nội dung sau đây:
- Chủ trương, đề án, báo cáo về biện pháp quản lý, điều tiết giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; văn bản quy phạm pháp luật về giá;
- Văn bản định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trừ hàng dự trữ quốc gia;
- Danh sách doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thẩm định viên về giá; danh sách doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; danh sách người bị tước, thu hồi thẻ thẩm định viên về giá.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai các nội dung sau đây:
- Giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Mức giá của hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Giá 2023
- Mức giá của hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện công khai các nội dung sau đây:
- Danh sách thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp;
- Thông tin cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, số lượng chứng thư đã phát hành hàng năm;
- Bảng giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
Các thông tin về giá, thẩm định giá nào cần được công khai theo Luật Giá 2023? Các thông tin về giá, thẩm định giá được công khai theo hình thức nào?
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin có chịu trách nhiệm về nội dung công khai không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Công khai thông tin về giá, thẩm định giá
....
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại Điều này phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về nội dung công khai. Việc công khai không áp dụng đối với các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và các trường hợp không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
Việc thông tin, truyền thông về các chính sách pháp luật về giá, cơ chế quản lý, điều hành giá phải bảo đảm tính khách quan, trung thực theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin phải chịu trách nhiệm với những nội dung công khai.
Các thông tin về giá, thẩm định giá được công khai theo hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Giá 2023 quy định hình thức công khai thông tin về giá, thẩm định giá như sau:
- Các thông tin về giá, thẩm định giá được công khai thực hiện theo hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoặc hình thức phù hợp khác
- Đối với văn bản định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trừ hàng dự trữ quốc gia thì công khai bằng hình thức gửi văn bản đến cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan và cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá;
- Đối với giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Mức giá của hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Giá 2023 thì công khai bằng hình thức cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá.
Nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.
2. Quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
3. Tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về giá.
4. Quản lý hoạt động thẩm định giá; tổ chức hoạt động thẩm định giá của Nhà nước.
5. Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về giá, thẩm định giá.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giá, thẩm định giá.
8. Hợp tác quốc tế về giá, thẩm định giá.
Theo đó, quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá tám nội dung theo quy định trên.
Luật Giá 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?