Các tập thể ngoài ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có được in ấn phẩm để quảng bá sản phẩm đạt được Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam hay không?
- Sản phẩm của các tập thể ngoài ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Các tập thể ngoài ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có được in ấn phẩm để quảng bá sản phẩm đạt được Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam hay không?
- Quy trình xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được quy định ra sao?
Sản phẩm của các tập thể ngoài ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo Điều 5 Thông tư 06/2014/TT-BNNPTNT quy định điều kiện để xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam cho các tập thể ngoài ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Có một trong những sản phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2014/TT-BNNPTNT như sau:
Hình thức, số lượng và cơ cấu Giải thưởng
...
2. Sản phẩm tham gia xét tặng bao gồm 03 nhóm sau:
a) Nhóm sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học: giống cây trồng nông lâm nghiệp; giống vật nuôi và thủy sản; các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; công trình nghiên cứu khoa học, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới;
b) Nhóm sản phẩm là hàng hóa tiêu dùng: sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị, thương hiệu hàng hóa có uy tín;
c) Nhóm các sản phẩm là những mô hình về tổ chức sản xuất, phát triển nông thôn.
....
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận:
+ Các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích: được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận;
+ Kết quả công trình nghiên cứu khoa học: đã được Hội đồng Khoa học công nghệ cấp có thẩm quyền nghiệm thu đạt loại xuất sắc và được ứng dụng trong sản xuất trên quy mô lớn; có ít nhất 03 năm được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận;
+ Các loại giống cây trồng nông lâm nghiệp; giống vật nuôi và thủy sản; vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị, sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ: được áp dụng, triển khai vào sản xuất trong thời gian ít nhất 03 năm, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận;
+ Thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, có uy tín: được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
+ Các mô hình về tổ chức sản xuất, phát triển nông thôn đã được tổng kết đánh giá, thực tế kiểm nghiệm, có chiều hướng phát triển và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận.
- Các sản phẩm được Hội đồng xét tặng chuyên ngành chấm điểm bình quân đạt tối thiểu từ 70 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 100) mới đủ điều kiện trình Hội đồng xét tặng cấp Bộ xét, trình Bộ trưởng quyết định trao tặng giải thưởng (tiêu chí cụ thể của các nhóm sản phẩm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BNNPTNT).
- Không có tranh chấp về quyền tác giả, không có khiếu kiện, khiếu nại về năng suất, chất lượng của sản phẩm và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người và môi trường.
- Có đầy đủ tài liệu chứng minh những sản phẩm đó thuộc quyền sở hữu của tác giả hoặc đồng tác giả.
- Sản phẩm của các tập thể, cá nhân đang trong thời gian thi hành các hình thức kỷ luật thì không được tham gia xét tặng Giải thưởng.
Các tập thể ngoài ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có được in ấn phẩm để quảng bá sản phẩm đạt được Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam hay không?
Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam (Hình từ internet)
Theo khoản 5 Điều 13 Thông tư 06/2014/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Quyền lợi của tập thể, cá nhân được tặng Giải thưởng
1. Được tặng Cúp Giải thưởng, Giấy chứng nhận Giải thưởng và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Được thưởng tiền hoặc hiện vật theo quy định hiện hành.
3. Được tuyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm đạt giải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Được khai thác, sử dụng Logo Giải thưởng kể từ khi được trao giải.
5. Được in ấn phẩm để quảng bá sản phẩm tại các thị trường trong nước và quốc tế.
Căn cứ quy định trên thì các tập thể ngoài ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phép in ấn phẩm để quảng bá sản phẩm đạt được Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam tại các thị trường trong nước và quốc tế.
Quy trình xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được quy định ra sao?
Theo Điều 6 Thông tư 06/2014/TT-BNNPTNT quy định quy trình xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam cho các tập thể ngoài ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Quy trình xét và Quyết định tặng Giải thưởng
Quy trình xét tặng Giải thưởng được tổ chức qua hai cấp là cấp cơ sở và cấp Bộ.
1. Cấp cơ sở: Hội đồng xét tặng cấp cơ sở tổ chức họp xét, tham mưu cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành lập hồ sơ trình Bộ.
2. Cấp Bộ thực hiện theo 2 bước:
a) Bước 1: Hội đồng xét tặng chuyên ngành do Bộ trưởng quyết định thành lập, có nhiệm vụ xét, chấm điểm các sản phẩm do cấp cơ sở trình;
b) Bước 2: Hội đồng xét tặng cấp Bộ do Bộ trưởng quyết định thành lập, có nhiệm vụ xét chọn các sản phẩm do Hội đồng xét tặng chuyên ngành chấm điểm đạt từ 70 điểm trở lên.
3. Trên cơ sở danh sách do Hội đồng xét tặng cấp Bộ trình, Bộ trưởng xem xét, quyết định tặng Giải thưởng cho các tập thể, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?