Các phiên họp của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương mời ai dự họp? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương?
Các phiên họp của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương mời ai dự họp?
Theo khoản 5 Điều 19 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương
...
5. Các phiên họp của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương mời đại diện Đoàn Luật sư, Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân, trại tạm giam tham dự; mời đại diện các cơ quan có liên quan khác (nếu thấy cần thiết) tham dự theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc các phiên họp của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương mời đại diện Đoàn Luật sư, Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân, trại tạm giam tham dự; mời đại diện các cơ quan có liên quan khác (nếu thấy cần thiết) tham dự theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương.
Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có trách nhiệm giúp lãnh đạo các ngành ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ nào?
Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương
1. Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có trách nhiệm giúp lãnh đạo các ngành ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương;
b) Nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;
c) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền;
d) Sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư liên tịch này;
đ) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng theo quy định của pháp luật;
e) Đề xuất lãnh đạo các ngành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác để giải quyết các vấn đề và tăng cường hiệu quả phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
2. Thành viên của các cơ quan: Công an, Quốc phòng, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu nơi đặt trụ sở, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với địa phương không có Bộ Tư lệnh Quân khu) hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh (nếu thấy cần thiết) thuộc Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có trách nhiệm giúp lãnh đạo ngành mình ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 1 và khoản 5 Điều này;
...
Theo đó, Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có trách nhiệm giúp lãnh đạo các ngành ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương như sau:
Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương
1. Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương để giúp các thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 20 của Thông tư liên tịch này.
2. Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương gồm có lãnh đạo Trung tâm, đại diện của các cơ quan: Công an, Tài chính, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu nơi đặt trụ sở, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với địa phương không có Bộ Tư lệnh quân khu) hoặc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh (nếu thấy cần thiết). Tổ trưởng Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương là Giám đốc Trung tâm.
3. Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương để giúp các thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 20 của Thông tư liên tịch này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?