Các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước bao gồm những nguồn nào? Khai thác tài nguyên nước có cần phải nộp tiền không?
Các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước bao gồm những nguồn nào?
Tại Điều 64 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước như sau:
- Thuế tài nguyên nước và các khoản thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế.
- Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà nước, tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của pháp luật
Khai thác tài nguyên nước có cần phải nộp tiền không?
Theo Điều 65 Luật Tài nguyên 2012 quy định tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
+ Khai thác nước để phát điện có mục đích thương mại;
+ Khai thác nước để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp;
+ Khai thác nước dưới đất để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn.
- Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được xác định căn cứ vào chất lượng của nguồn nước, loại nguồn nước, điều kiện khai thác, quy mô, thời gian khai thác, mục đích sử dụng nước.
- Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Như vậy, tùy từng trường hợp cá nhân, tổ chức khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Các phí, lệ phí được nhà nước thu vào là loại phí, lệ phí nào?
Căn cứ Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BTC quy định chi tiết như sau:
* Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định gồm:
+ Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất.
+ Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.
+ Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.
- Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nộp phí; tổ chức thu phí; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định và thu phí.
* Người nộp phí và tổ chức thu phí
- Người nộp phí là cơ quan, tổ chức, cá nhân (bao gồm cả hộ gia đình) đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất.
Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép. Phí được nộp trực tiếp cho tổ chức thu hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước của tổ chức thu phí.
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này.
* Mức thu phí
Mức thu phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
* Kê khai, nộp phí
- Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Tổ chức thu phí thực hiện nộp số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
* Quản lý và sử dụng phí
- Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích để lại 50% trên tổng số tiền phí thẩm định thực thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 50% vào ngân sách nhà nước, số tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thẩm định, thu phí bao gồm cả: Chi phí kiểm tra tại cơ sở và tổ chức họp hội đồng thẩm định (như chi hội nghị, khảo sát, lấy ý kiến, nhận xét, báo cáo thẩm định)
Như vậy, các loại phí mà nhà nước thu vào cụ thể là:
+ Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất.
+ Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.
+ Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh thực hiện như thế nào?
- Mẫu báo cáo về công tác đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe mới nhất 2025? Tải mẫu báo cáo về công tác đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe ở đâu?
- Mẫu báo cáo về công tác đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ dành cho cơ sở bồi dưỡng KTPL về GTĐB mới nhất 2025?
- Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt E HSMT, hồ sơ mời thầu của bên mời thầu tại Phụ lục 1B theo Thông tư 22/2024 thay thế Thông tư 06/2024?
- Báo cáo lãi lỗ P&L là gì? Mẫu Báo cáo P&L mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo P&L? P&L là viết tắt của từ gì?