Các lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng bao gồm lực lượng, phương tiện của những đơn vị nào?
Các lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng bao gồm lực lượng, phương tiện của những đơn vị nào?
Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng được quy định tại Điều 4 Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-TTg như sau:
Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng
Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng bao gồm:
1. Lực lượng, phương tiện thuộc các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hàng không dân dụng:
a) Lực lượng, phương tiện của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không;
b) Lực lượng, phương tiện của các Trung tâm khẩn nguy sân bay thuộc doanh nghiệp cảng hàng không;
c) Lực lượng, phương tiện của các đơn vị khác thuộc ngành hàng không dân dụng;
d) Lực lượng nước ngoài, nếu được huy động.
2. Lực lượng, phương tiện của các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố; lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân được huy động.
Như vậy, theo quy định, các lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng bao gồm:
(1) Lực lượng, phương tiện thuộc các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hàng không dân dụng:
- Lực lượng, phương tiện của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không;
- Lực lượng, phương tiện của các Trung tâm khẩn nguy sân bay thuộc doanh nghiệp cảng hàng không;
- Lực lượng, phương tiện của các đơn vị khác thuộc ngành hàng không dân dụng;
- Lực lượng nước ngoài, nếu được huy động.
(2) Lực lượng, phương tiện của các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố;
(3) Lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân được huy động.
Các lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng bao gồm lực lượng, phương tiện của những đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân nếu phát hiện tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn thì phải thông báo cho ai?
Việc thông báo thông tin khi phát hiện tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn được quy định tại Điều 6 Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-TTg như sau:
Trách nhiệm thông báo thông tin của tổ chức, cá nhân
Mọi tổ chức, cá nhân nếu phát hiện tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn hoặc nhận được thông tin tàu bay đang lâm nguy, lâm nạn và có lý do tin rằng tàu bay đang trong tình trạng khẩn nguy phải thông báo ngay cho cơ sở dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không, hàng hải; trạm báo động hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
Như vậy, theo quy định, mọi tổ chức, cá nhân nếu phát hiện tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn thì phải thông báo ngay cho:
- Cơ sở dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không, hàng hải;
- Trạm báo động hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
Hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng bao gồm những gì?
Hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-TTg như sau:
Hệ thống thông tin tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng
1. Hệ thống thông tin tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng bao gồm:
a) Hệ thống liên lạc không địa để tiếp nhận và xử lý thông tin cứu nạn trên tần số điều hành bay trực tiếp giữa tàu bay và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;
b) Hệ thống giám sát hàng không dân dụng và hệ thống ra đa quân sự hoạt động theo yêu cầu nhiệm vụ phát hiện và thông báo cho các cơ quan, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực về vị trí tàu bay;
c) Đài vệ tinh mặt đất của hệ thống vệ tinh tìm kiếm, cứu nạn;
d) Các hệ thống thông tin chuyên ngành, các loại hình thông tin khác của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành hàng không.
2. Các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn, Trung tâm nhận, xử lý và phân phối dữ liệu khẩn nguy thuộc Cục Hàng hải Việt Nam (Vietnam Mission Control Center) trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin cứu nạn (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh) và thông báo cho các cơ quan, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn về các tình huống khẩn cấp của tàu bay.
Như vậy, theo quy định, hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng bao gồm:
(1) Hệ thống liên lạc không địa để tiếp nhận và xử lý thông tin cứu nạn trên tần số điều hành bay trực tiếp giữa tàu bay và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;
(2) Hệ thống giám sát hàng không dân dụng và hệ thống ra đa quân sự hoạt động theo yêu cầu nhiệm vụ phát hiện và thông báo cho các cơ quan, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực về vị trí tàu bay;
(3) Đài vệ tinh mặt đất của hệ thống vệ tinh tìm kiếm, cứu nạn;
(4) Các hệ thống thông tin chuyên ngành, các loại hình thông tin khác của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành hàng không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?