Các loại tiền gửi nào được bảo hiểm? Phí bảo hiểm tiền gửi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Tiền gửi nào được bảo hiểm?
Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về tiền gửi được bảo hiểm như sau:
Tiền gửi được bảo hiểm
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.
Căn cứ trên quy định tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức:
- Tiền gửi có kỳ hạn;
- Tiền gửi không kỳ hạn;
- Tiền gửi tiết kiệm;
- Chứng chỉ tiền gửi;
- Kỳ phiếu;
- Tín phiếu;
- Các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Lưu ý: Các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 không được bảo hiểm, cụ thể bao gồm:
Tiền gửi không được bảo hiểm
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Loại tiền gửi nào được bảo hiểm? Phí bảo hiểm tiền gửi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Phí bảo hiểm tiền gửi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-NHNN quy định cơ sở tính phí bảo hiểm tiền gửi của quý thu phí là toàn bộ số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi của quý trước liền kề quý thu phí.
Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của quý thu phí tính bằng công thức sau:
Trong đó:
- P: là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của quý thu phí.
- S0: là số dư tiền gửi được bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước liền kề quý thu phí.
- S1, S2, S3: là số dư tiền gửi được bảo hiểm cuối các tháng thứ nhất, tháng thứ hai, tháng thứ ba của quý trước liền kề quý thu phí.
- m: là mức phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp.
Lưu ý:
(1) Trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tính và nộp phí cho quý đầu tiên tham gia bảo hiểm tiền gửi áp dụng theo công thức sau:
Trong đó:
- P: là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của quý đầu tiên.
- Si: là số dư tiền gửi được bảo hiểm ngày thứ i (i=1 →n; S1 là số dư tiền gửi được bảo hiểm cuối ngày đầu tiên nhận tiền gửi; Sn là số dư tiền gửi được bảo hiểm ngày cuối cùng của quý đầu tiên).
- m: là mức phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp.
(2) Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sau sáp nhập, hợp nhất áp dụng công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó S0 là tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tham gia sáp nhập, hợp nhất đầu tháng thứ nhất của quý trước liền kề quý thu phí; S1, S2, S3 là tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tham gia sáp nhập, hợp nhất cuối các tháng thứ nhất, tháng thứ hai, tháng thứ ba của quý trước liền kề quý thu phí.
(3) Số dư tiền gửi được bảo hiểm, phí bảo hiểm tiền gửi và phí nộp thiếu, nộp chậm được làm tròn số đến đơn vị nghìn đồng theo nguyên tắc:
- Lớn hơn hoặc bằng (≥) 500 đồng làm tròn lên 1.000 đồng.
- Nhỏ hơn (<) 500 đồng làm tròn về 0 đồng.
Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi là trong bao lâu?
Theo Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-NHNN quy định thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi như sau:
Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi
Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.
Căn cứ trên quy định phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính.
Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?