Các loại nhà và công trình nào phải trang bị hệ thống báo cháy tự động? Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy cần thực hiện những gì?

Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy nào sẽ được trang bị cho nhà và công trình? Quy định về các loại nhà và công trình phải trang bị hệ thống báo cháy tự động thế nào? Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy cần thực hiện những gì? Anh Minh Tiến (TP.HCM) đặt câu hỏi.

Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy nào sẽ được trang bị cho nhà và công trình?

Trong Mục 4.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định các phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị cho nhà bao gồm:

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được quy định trong Tiêu chuẩn này gồm:
- Bình chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;
- Hệ thống báo cháy tự động;
- Hệ thống chữa cháy: các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt, khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;
- Phương tiện chữa cháy cơ giới: xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;
- Phương tiện cứu người trong đám cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;
- Phương tiện bảo hộ chống khói: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;
- Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;
- Dụng cụ phá dỡ thông thường: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;
- Dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay ...
- Chất chữa cháy: nước, bọt, bột, khí

Theo đó, các phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị cho nhà và công trình được quy định trong Tiêu chuẩn này gồm:

- Bình chữa cháy,

- Hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy

- Các phương tiện chữa cháy cơ giới, cứu người trong đám cháy, bảo hộ chống khói, chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn,

- Dụng cụ phá dỡ thông thường,

- Dụng cụ chữa cháy thô sơ,

- Chất chữa cháy.

Quy định về các loại nhà và công trình phải trang bị hệ thống báo cháy tự động như thế nào?

hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động (Hình từ Internet)

Tại Mục 6.1.3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định thì:

Các loại nhà và công trình phải trang bị hệ thống báo cháy tự động:
a) Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
b) Khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên;
c) Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích 5.000 m3 trở lên;
d) Trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà điều dưỡng từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1000 m3 trở lên; cơ sở y tế khám, chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên;
đ) Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; vũ trường; câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và những công trình công cộng khác có diện tích từ 200 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên;
e) Chợ, trung tâm thương mại thuộc loại kiên cố và bán kiên cố
g) Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm;
h) Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên;
i) Cảng hàng không; nhà ga đường sắt loại 1 (ga hàng hoá và ga hành khách); Nhà để xe ôtô, xe máy có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
k) Nhà sản xuất, công trình sản xuất có chất, hàng hoá cháy được với khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
l) Nhà máy điện; trạm biến áp đặt trong nhà;
m) Kho, cảng xuất nhập xăng dầu, khí đốt hoá lỏng;
n) Kho hàng hoá, vật tư có nguy hiểm cháy khác với khối tích từ 1.000 m3 trở lên;
o) Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực;
p) Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;
q) Các công trình ngầm có nguy hiểm cháy nổ, tầng hầm.

Như vậy, trên đây bao gồm các loại nhà và công trình phải trang bị hệ thống báo cháy tự động.

Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà cho nhà và công trình cần thực hiện những gì?

Đầu tiên, tại Mục 8.1.1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định các hệ thống họng nước chữa cháy trang bị cho nhà và công trình sau đây:

Hệ thống họng nước chữa cháy trang bị cho nhà và công trình sau:
a) Nhà sản xuất có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 2500 m3 trở lên;
b) Kho tàng có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 2500 m3 trở lên;
c) Trong nhà ở gia đình từ 7 tầng trở lên; nhà ở tập thể, khách sạn, chung cư, cửa hàng ăn uống từ 5 tầng trở lên;
d) Các cơ quan hành chính cao từ 6 tầng trở lên; trường học, bệnh viện cao từ 3 tầng trở lên;
đ) Nhà ga, các loại công trình công cộng khác, nhà phụ trợ của công trình công nghiệp khi khối tích ngôi nhà từ 5000 m3 trở lên;
e) Nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường, câu lạc bộ từ 300 chỗ ngồi trở lên;
f) Chợ trung tâm thương mại kiên cố và bán kiên cố.

Theo đó, có tất cả 07 loại nhà và công trình trang bị hệ thống họng nước chữa cháy.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình tại Mục 8.3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 như sau:

Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà
8.3.1 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà sau khi được lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
8.3.2 Mỗi tuần một lần tiến hành kiểm tra lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể, vận hành máy bơm chữa cháy chính và máy bơm chữa cháy dự phòng.
8.3.3 Ít nhất sáu tháng một lần kiểm tra các họng nước chữa cháy, kiểm tra độ kín các đầu nối khi lắp với nhau, khả năng đóng mở các van và phun thử 1/3 tổng số họng nước chữa cháy.
8.3.4 Mỗi năm một lần tiến hành phun thử kiểm tra chất lượng toàn bộ vòi phun, đầu nối, lăng phun đã trang bị; vệ sinh toàn bộ các van đóng mở nước và lăng phun nước, thay những thiết bị không đảm bảo chất lượng.
8.3.5 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà được định kỳ bảo dưỡng kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất không quá một năm một lần.
Nhà và công trình
Hệ thống báo cháy tự động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hệ thống báo cháy tự động được hiểu như thế nào? Những quy định chung về hệ thống báo cháy tự động là gì?
Pháp luật
Các hạng mục công trình đầu tư xây dựng như khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ và nhà trọ có bắt buộc phải trang bị hệ thống báo cháy tự động hay không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải trang bị hệ thống báo cháy tự động đối với kho nệm cao su thiên nhiên không? Yêu cầu đối với hệ thống báo cháy là gì?
Pháp luật
Lối thoát nạn của nhà và công trình trong công tác phòng cháy chữa cháy yêu cầu về đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn phải tuân thủ những gì?
Pháp luật
Các loại nhà và công trình nào phải trang bị hệ thống báo cháy tự động? Việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy cần thực hiện những gì?
Pháp luật
Nhà xưởng sản xuất cơ khí có phải lắp đặt hệ thống báo cháy tự động hay không? Thực hiện kiểm tra hệ thống báo cháy tự động như thế nào sau khi đã tiến hành lắp đặt?
Pháp luật
Khi lắp đặt hệ thống báo cháy tự động thì hệ thống cáp, dây tín hiệu, dây cấp nguồn phải thỏa mãn những tiêu chuẩn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà và công trình
6,437 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà và công trình Hệ thống báo cháy tự động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: