Các loại báo cáo của doanh nghiệp về lao động, phòng cháy chữa cháy, môi trường phải thực hiện cuối năm là gì?
Các loại báo cáo của doanh nghiệp về lao động phải thực hiện cuối năm là gì?
Các loại báo cáo của doanh nghiệp về lao động, phòng cháy chữa cháy, môi trường phải thực hiện cuối năm là gì? (Hình từ Internet)
Trong lĩnh vực lao động vào thời điểm cuối năm doanh nghiệp cần thực hiện các loại báo cáo sau:
(1) Báo cáo sử dụng lao động định kỳ hằng năm theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP), cụ thể quy định như sau:
Báo cáo sử dụng lao động
Việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này
...
(2) Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước theo khoản 7 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cụ thể:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
...
7. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.
...
(3) Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP:
Thời Điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động
...
1. Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
...
(4) Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH:
Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động
...
2. Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
...
(5) Công bố tình hình tai nạn lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH:
Đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động biết Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban (đối với các tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban có xảy ra tai nạn lao động), tại hội nghị người lao động hằng năm của doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).
(6) Báo cáo y tế lao động theo quy định tại Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT:
Tuyến cơ sở
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Cơ sở lao động thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP).
2. Đơn vị nhận báo cáo:
a) Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động;
b) Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của bộ, ngành.
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
b) Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
(7) Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài (trong trường hợp có sử dụng người lao động nước ngoài) theo quy định tại Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP:
Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài
1. Trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, người sử dụng lao động nước ngoài báo cáo 6 tháng đầu năm và hàng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Các loại báo cáo của doanh nghiệp về phòng cháy chữa cháy phải thực hiện cuối năm là gì?
Các loại báo cáo của doanh nghiệp về phòng cháy chữa cháy gồm:
(1) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
...
3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
a) Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
b) Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
...
(2) Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA, cụ thể:
Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
a) Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);
b) Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
c) Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Các loại báo cáo của doanh nghiệp về môi trường phải thực hiện cuối năm là gì?
Về môi trường doanh nghiệp thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể như sau:
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
...
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm lập và gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm. Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;
b) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Những báo cáo mà doanh nghiệp phải thực hiện định kỳ vào cuối năm trong lĩnh vực lao động, phòng cháy chữa cháy và môi trường.
Đây chỉ là những thủ tục chung nhất, ngoài ra khi làm thực tế thì mình cần liên hệ với các cơ quan quản lý những lĩnh vực này để xem họ có yêu cầu gì thêm không.
- Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường 2020
- Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA
- Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP
- Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
- Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT
- Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH
- Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH
- Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
- khoản 7 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP
- khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP
- khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?