Các khoản tiền của Ngân hàng Nhà nước có được xem là tài sản có rủi ro khi gửi tại Ngân hàng nước ngoài không?
- Các khoản tiền của Ngân hàng Nhà nước có được xem là tài sản có rủi ro khi gửi tại Ngân hàng nước ngoài không?
- Phương pháp tính dự phòng rủi ro đối với các khoản tiền của Ngân hàng Nhà nước gửi tại Ngân hàng nước ngoài được quy định như thế nào?
- Việc hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện tại đâu?
Các khoản tiền của Ngân hàng Nhà nước có được xem là tài sản có rủi ro khi gửi tại Ngân hàng nước ngoài không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 37/2018/TT-NHNN) quy định về phân loại tài sản Có rủi ro như sau:
Phân loại tài sản Có rủi ro
1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài:
a) Nhóm 1: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
b) Nhóm 2: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
c) Nhóm 3: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh toán.
2. Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế:
Ngân hàng Nhà nước không thực hiện phân nhóm chứng khoán đầu tư trên thị trường quốc tế cho mục đích trích lập dự phòng rủi ro. Việc xác định dự phòng cụ thể đối với khoản mục này chỉ thực hiện đối với các loại chứng khoán đang đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán.
...
Như vậy, các khoản tiền của Ngân hàng Nhà nước gửi tại Ngân hàng nước ngoài được xem là tài sản Có rủi ro nếu thuộc 3 nhóm sau:
Nhóm 1: Tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ (trừ trường hợp quy định tại nhóm 3);
Nhóm 2: Tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài với đối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro (trừ trường hợp quy định tại nhóm 3);
Nhóm 3: Tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh toán.
Có được xem là tài sản có rủi ro đối với các khoản tiền của Ngân hàng Nhà nước gửi tại Ngân hàng nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Phương pháp tính dự phòng rủi ro đối với các khoản tiền của Ngân hàng Nhà nước gửi tại Ngân hàng nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư9/2013/TT-NHNN quy định phương pháp xác định số dự phòng rủi ro cần phải trích lập như sau:
Phương pháp xác định số dự phòng rủi ro cần phải trích lập
1. Số dự phòng rủi ro cần phải trích lập được tính toán theo công thức sau:
2. Phương pháp tính dự phòng cụ thể của các khoản mục tài sản có rủi ro:
a) Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài:
- Đối tượng: tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với các ngân hàng nước ngoài.
- Phương pháp tính dự phòng:
Trong đó:
+ Số dư tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài được tính tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;
+ Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:
• Nhóm 1: 0%;
• Nhóm 2: 20%;
• Nhóm 3: 100%.
...
Như vậy, phương pháp tính dự phòng rủi ro đối với các khoản tiền của Ngân hàng Nhà nước gửi tại Ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo công thức như sau:
Trong đó:
+ Số dư tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài được tính tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro;
+ Tỷ lệ trích lập tương ứng như sau:
• Nhóm 1: 0%;
• Nhóm 2: 20%;
• Nhóm 3: 100%.
Việc hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện tại đâu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 39/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 37/2018/TT-NHNN) quy định nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro như sau:
Nguyên tắc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro
1. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư dự phòng rủi ro sau thời điểm trích lập không vượt quá số dự phòng rủi ro cần phải trích lập.
2. Việc trích lập và hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện tập trung tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).
3. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng chung để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã trừ đi giá trị thu hồi của tài sản và các khoản bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và tổ chức bảo hiểm (nếu có).
4. Khoản dự phòng rủi ro chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.
5. Trường hợp khoản dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các tổn thất, việc xử lý phần còn thiếu sẽ được thực hiện theo quy định tại Chế độ tài chính hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
6. Trường hợp số dự phòng rủi ro cần phải trích lập nhỏ hơn số dư dự phòng rủi ro trước thời điểm trích lập, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định thì việc hạch toán số dự phòng rủi ro được trích lập trong năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện tập trung tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?