NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
VIỆT
NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 37/2018/TT-NHNN
|
Hà Nội,
ngày 25 tháng 12 năm 2018
|
THÔNG
TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 39/2013/TT-NHNN NGÀY 31/12/2013 CỦA THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH, TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG KHOẢN DỰ PHÒNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 07/2013/QĐ-Ttg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài
chính - Kế toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự
phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư 39/2013/TT-NHNN).
Điều 1. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư 39/2013/TT-NHNN
1. Khoản 3 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung
như sau:
“3. Thông tư này áp dụng đối với Sở
Giao dịch, Vụ Tài chính - Kế toán, Cục Công nghệ thông tin, Cục Phát hành và
Kho quỹ, Cục Quản trị, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị sự nghiệp thuộc
Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi
là đơn vị Ngân hàng Nhà nước).”.
2. Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung
như sau:
“3. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng
chung để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt
động sau khi đã trừ đi giá trị thu hồi của tài sản và các khoản bù đắp bằng tiền
bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và tổ chức bảo hiểm (nếu
có).”.
3. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Phân loại tài sản Có rủi ro
1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước
ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài:
a) Nhóm 1: Tiền, vàng gửi tại ngân
hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu
tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ (trừ trường hợp
quy định tại điểm c khoản này);
b) Nhóm 2: Tiền, vàng gửi tại ngân
hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa
chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi
ro (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
c) Nhóm 3: Tiền, vàng gửi tại ngân
hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến
tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh
toán.
2. Chứng khoán đầu tư trên thị trường
tài chính quốc tế:
Ngân hàng Nhà nước không thực hiện
phân nhóm chứng khoán đầu tư trên thị trường quốc tế cho mục đích trích lập dự
phòng rủi ro. Việc xác định dự phòng cụ thể đối với khoản mục này chỉ thực hiện
đối với các loại chứng khoán đang đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị
giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán.
3. Các khoản tái cấp vốn được phân loại
theo mức độ rủi ro tăng dần như sau:
a) Nhóm 1:
(i) Các khoản tái cấp vốn trong hạn
(bao gồm cả các sản phẩm tái cấp vốn được gia hạn tự động theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước);
(ii) Các khoản tái cấp vốn không quy định
thời hạn thanh toán phát sinh dưới 01 năm;
b) Nhóm 2:
(i) Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn
dưới 01 năm;
(ii) Các khoản tái cấp vốn không quy định
thời hạn thanh toán phát sinh từ 01 năm đến dưới 03 năm;
(iii) Các khoản tái cấp vốn được gia hạn
nợ lần đầu còn trong hạn;
c) Nhóm 3:
(i) Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ
01 năm đến dưới 02 năm;
(ii) Các khoản tái cấp vốn không quy định
thời hạn thanh toán phát sinh từ 03 năm đến dưới 05 năm;
(iii) Các khoản tái cấp vốn được gia hạn
nợ lần thứ 02 còn trong hạn;
(iv) Các khoản tái cấp vốn đã được gia
hạn nợ lần đầu và quá hạn dưới 01 năm;
d) Nhóm 4:
(i) Các khoản tái cấp vốn đã quá hạn từ
02 năm đến dưới 03 năm;
(ii) Các khoản tái cấp vốn không quy định
thời hạn thanh toán phát sinh từ 05 năm đến dưới 10 năm;
(iii) Các khoản tái cấp vốn được gia hạn
nợ lần thứ 03 còn trong hạn;
(iv) Các khoản tái cấp vốn đã gia hạn
nợ lần đầu và quá hạn từ 01 năm đến dưới 03 năm;
(v) Các khoản tái cấp vốn đã gia hạn nợ
lần thứ 02 và quá hạn dưới 01 năm;
đ) Nhóm 5:
(i) Các khoản tái cấp vốn hạn đã quá hạn
từ 03 năm trở lên;
(ii) Các khoản tái cấp vốn không quy định
thời hạn thanh toán phát sinh từ 10 năm trở lên;
(iii) Các khoản tái cấp vốn được gia hạn
nợ còn lại;
(iv) Các khoản nợ được khoanh.
4. Thanh toán với Nhà nước và Ngân
sách Nhà nước:
a) Nhóm 1:
(i) Các khoản tạm ứng cho Ngân sách
Nhà nước theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam trong hạn;
(ii) Các khoản thanh toán khác với Nhà
nước trong hạn (có quy định thời hạn trả nợ nhưng chưa đến hạn thanh toán);
(iii) Các khoản thanh toán khác với
Nhà nước không quy định thời hạn trả nợ, chưa được hoàn trả và đã phát sinh dưới
01 năm;
b) Nhóm 2:
(i) Các khoản tạm ứng cho Ngân sách
Nhà nước theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã quá hạn dưới 05 năm;
(ii) Các khoản thanh toán khác với Nhà
nước có quy định thời hạn trả nợ, đã quá hạn dưới 05 năm;
(iii) Các khoản thanh toán khác với
Nhà nước không quy định thời hạn trả nợ, chưa được hoàn trả và đã phát sinh từ
01 năm đến dưới 05 năm;
c) Nhóm 3:
(i) Các khoản tạm ứng cho Ngân sách
Nhà nước theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã quá hạn trên 05 năm;
(ii) Các khoản thanh toán khác với Nhà
nước có quy định thời hạn trả nợ, đã quá hạn trên 05 năm;
(iii) Các khoản thanh toán khác với
Nhà nước không quy định thời hạn trả nợ, chưa được hoàn trả và đã phát sinh từ
05 năm trở lên.
5. Các khoản phải thu khác:
a) Nhóm 1: Các khoản phải thu khác
trong hạn hoặc các khoản phải thu khác quá hạn dưới 06 tháng;
b) Nhóm 2: Các khoản phải thu khác quá
hạn từ 06 tháng đến dưới 01 năm;
c) Nhóm 3: Các khoản phải thu khác đã
quá hạn từ 01 năm đến dưới 02 năm;
d) Nhóm 4: Các khoản phải thu khác đã
quá hạn từ 02 năm đến dưới 03 năm;
đ) Nhóm 5: Các khoản phải thu khác đã
quá hạn từ 03 năm trở lên hoặc các khoản phải thu không có thời hạn thanh toán
và đối tượng phải thu không có khả năng thanh toán.
6. Trường hợp khoản tái cấp vốn có
tiêu chí phân loại thỏa mãn đồng thời hai nhóm khác nhau trở lên quy định tại khoản
3 Điều này thì được xếp vào nhóm có độ rủi ro cao nhất.
7. Trường hợp tài sản Có được theo dõi
trên hai tài khoản kế toán khác nhau thì thực hiện loại trừ trên tài khoản kế
toán theo hướng dẫn riêng của Ngân hàng Nhà nước trước khi phân loại tài sản Có
rủi ro theo quy định tại Điều này.”.
4. Điểm b khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“b) Hoạt động đầu tư chứng khoán trên
thị trường tài chính quốc tế:
(i) Đối tượng: các loại chứng khoán
đang đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị giảm giá so với giá trị ghi
trên sổ kế toán;
(ii) Phương pháp tính dự phòng:
Dự phòng cụ
thể đối với chứng khoán
|
|
Giá trị ghi
sổ của khoản chứng khoán thứ i
|
-
|
Giá trị thị
trường của khoản chứng khoán thứ i
|
Trong đó:
- Giá trị ghi sổ của khoản chứng khoán
được xác định theo quy định tại Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước
và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về hạch toán nghiệp vụ đầu tư chứng
khoán nước ngoài.
- Giá trị thị trường của khoản chứng
khoán được lấy từ nguồn Bloomberg hoặc Reuters hoặc nguồn tin cậy khác (trường
hợp không lấy được từ nguồn Bloomberg hoặc Reuters) và được tính theo công thức
sau:
Giá trị thị
trường của khoản chứng khoán
|
=
|
Số lượng mua
|
x
|
Giá đóng
cửa của khoản chứng khoán đó
|
+
|
Lãi dồn
tích tính đến thời điểm trích lập dự phòng rủi ro
|
x
|
Tỷ giá được
quy đổi ra Đồng Việt Nam tại ngày trích lập dự phòng rủi ro
|
- Nếu thời điểm trích lập dự phòng rủi
ro là ngày nghỉ thì giá đóng cửa được lấy là giá đóng cửa của ngày làm việc liền
kề trước đó.”.
5. Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung
như sau:
“2. Hoạt động đầu tư chứng khoán trên
thị trường tài chính quốc tế
Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài
chính quốc tế bị tổn thất do những nguyên nhân khách quan như chiến tranh, khủng
bố, thiên tai... dẫn đến Ngân hàng Nhà nước không thể thu đủ giá trị ghi sổ của
chứng khoán đó thì Ngân hàng Nhà nước sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn
thất.”.
6. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung
như sau:
“2. Các thành viên Hội đồng bao gồm
Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng, Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng, Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng các đơn vị
Ngân hàng Nhà nước sau:
a) Vụ Tài chính - Kế toán: Phó Chủ tịch
thường trực;
b) Vụ Kiểm toán nội bộ;
c) Vụ Chính sách tiền tệ;
d) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
đ) Vụ Pháp chế;
e) Vụ Tổ chức cán bộ;
g) Cục Phát hành và Kho quỹ.”.
7. Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi như sau:
“2. Cục Công nghệ thông tin xây dựng
phần mềm tin học hỗ trợ việc phân loại tài sản Có rủi ro, xác định số dự phòng
rủi ro cần phải trích lập theo quy định tại Thông tư này.”.
Điều 2. Trách nhiệm tổ
chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài
chính - Kế toán, Thủ trưởng các đơn vị Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức
thi hành Thông tư này.
Điều 3. Hiệu lực thi
hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 15/02/2019.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Bộ Tài chính;
- Lưu: VP, PC, TCKT (05 bản).
|
KT. THỐNG
ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đào Minh Tú
|