Các hoạt động ngân hàng nào được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử? Nguyên tắc thực hiện như thế nào?
Các hoạt động ngân hàng nào được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 35/2007/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau:
"Điều 4. Hoạt động ngân hàng giao dịch bằng phương tiện điện tử
Hoạt động ngân hàng giao dịch bằng phương tiện điện tử là các hoạt động được quy định tại Chương III Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại Chương III Luật các Tổ chức tín dụng; không áp dụng trong việc phát hành hối phiếu và các giấy tờ có giá khác."
Theo đó các hoạt động được quy định tại Chương III Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 gồm:
- Tái cấp vốn
- Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
- Cho vay
- Bảo lãnh
- Tạm ứng cho ngân sách nhà nước
- Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản
- Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia
- Dịch vụ ngân quỹ
- Đại lý cho Kho bạc Nhà nước
- Hoạt động ngoại hối.
Các hoạt động ngân hàng theo Chương IV Luật Tổ Các tổ chức tín dụng 2010 (Do Chương III Luật các Tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực) gồm:
- Hoạt động của ngân hàng thương mại
- Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
- Hoạt động ngân hàng của công ty cho thuê tài chính
- Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã
- Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
- Hoạt động tổ chức tài chính vi mô tại
- Hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
Các hoạt động ngân hàng nào được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử? Nguyên tắc thực hiện như thế nào?
Nguyên tắc thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng được quy định thế nào?
Về nguyên tắc thực hiện được quy định tại Điều 3 Nghị định 35/2007/NĐ-CP như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
1. Việc giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng phải phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nghị định này chỉ quy định về phương thức giao dịch bằng phương tiện điện tử trong hoạt động ngân hàng, nội dung của các hoạt động ngân hàng do các luật khác điều chỉnh.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch theo phương thức truyền thông, trừ trường hợp có quy định khác của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Việc cung cấp dịch vụ công của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) dưới hình thức điện tử được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng không được trái với quy định của Luật Giao dịch điện tử, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Các bên tham gia hoạt động ngân hàng thông qua giao dịch điện tử phải tuân thủ các điều kiện gì?
Về điều kiện tham gia hoạt động ngân hành thông qua giao dịch điện tử được quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2007/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các điều kiện gồm:
+ Được cung cấp dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật;
+ Có địa điểm, mạng truyền thông, thiết bị truyền thông, các phương tiện điện tử bảo đảm tính toàn vẹn và an toàn thông tin, đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử;
+ Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng.
- Bên sử dụng dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện:
+ Cam kết thực hiện các quy trình về giao dịch điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử quy định;
+ Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật;
+ Xác lập phương thức gửi, nhận chứng từ điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử.
Về chữ ký điện tử trong các hoạt động ngân hàng thông qua giao dịch điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 35/2007/NĐ-CP như sau:
"Điều 7. Sử dụng chữ ký điện tử trong hoạt động ngân hàng
1. Chữ ký điện tử trong hoạt động ngân hàng bao gồm chữ ký số và các loại chữ ký điện tử khác theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền thỏa thuận, lựa chọn sử dụng loại chữ ký điện tử, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quy định về việc sử dụng chữ ký điện tử trong những hoạt động ngân hàng cụ thể."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?