Các giải pháp trong chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2021-2025?
- Giải pháp về truyền thông và nâng cao năng lực trong chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn như thế nào?
- Quy định giải pháp trong khoa học công nghệ về thực hiện theo chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
- Quy định giải pháp trong phát huy vai trò của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội như thế nào?
Giải pháp về truyền thông và nâng cao năng lực trong chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn như thế nào?
Căn cứ Mục 1 Phần V Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 về giải pháp truyền thông và nâng cao năng lực trong chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
"V. GIẢI PHÁP
1. Truyền thông và nâng cao năng lực
a) Chuyển đổi tư duy nhận thức, kiến thức, pháp luật, hành động của người dân, cán bộ nông thôn mới các cấp về các tác động của môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch đến sức khỏe của con người và các hoạt động sản xuất.
b) Đa dạng hóa các hình thức truyền thông về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn, phát huy hiệu quả của truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội và các hình thức truyền thông mới; xây dựng các chương trình chuyên đề, chuyên mục định kỳ về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn, phát sóng định kỳ trên các đài truyề hình, truyền thanh, báo viết, báo điện tử
c) Phát động các phong trào thi đua chuyên đề để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có giải pháp, sáng kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; tổ chức các cuộc thi nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp.
d) Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tại cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn và vận hành các công trình cấp nước và xử lý chất thải.
đ) Xây dựng các bộ sản phẩm truyền thông mẫu, thiết kế mẫu về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn."
Như vậy, giải pháp về truyền thông và nâng cao năng lực trong chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 như trên.
Các giải pháp trong chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2021-2025? (Hình từ internet)
Giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ Mục 2 Phần V Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 về các giải pháp xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách như sau:
"V. GIẢI PHÁP
..
2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách
a) Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực, quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch và công trình xử lý chất thải trên cơ sở hợp tác công - tư.
b) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành và quản lý cộng đồng trong bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; lồng ghép vào các hương ước, quy ước, quy chế của địa phương; quy chế để vận hành hiệu quả các mô hình, công trình cấp nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn.
c) Rà soát, hoàn thiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường nông thôn, cấp nước sạch và an toàn thực phẩm cho các vùng đặc thù và vùng khó khăn.
d) Xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách đặc thù trong sản xuất phân hữu cơ, tái chế và tái sử dụng chất thải.
đ) Rà soát, hoàn thiện các chính sách về quy hoạch và quản lý đất đai liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường, cấp nước sạch và an toàn thực phẩm; rà soát, hoàn thiện quy hoạch nông thôn của các xã, huyện theo hướng tích hợp các nội dung về bảo vệ môi trường, cấp nước sạch và an toàn thực phẩm; chủ động bố trí quỹ đất phục vụ cho các công trình nước sạch, bảo vệ môi trường trong kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt."
Như vậy, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như trên
Quy định giải pháp trong khoa học công nghệ về thực hiện theo chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
Căn cứ Mục 3, Mục 4 Phần V Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 về thực hiện trong chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trong lĩnh vực khoa học công nghệ như sau:
"V. GIẢI PHÁP
...
3. Khoa học công nghệ
a) Rà soát, cập nhật, chuyển giao và ứng dụng công nghệ về cấp nước và bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của địa phương theo hướng giảm chi phí đầu tư và vận hành, kỹ thuật vận hành đơn giản, thân thiện với môi trường; ưu tiên lựa chọn các công nghệ sản xuất trong nước, công nghệ hiện đại, tuần hoàn và thân thiện với môi trường.
b) Rà soát, xây dựng và ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn và các định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá về bảo vệ môi trường, cấp nước sạch và an toàn thực phẩm.
c) Tăng cường chuyển đổi số trong thực hiện các nội dung của Chương trình; lồng ghép việc triển khai xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường, cấp nước sạch và an toàn thực phẩm trong Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
4. Huy động nguồn lực
a) Rà soát, hoàn thiện các chính sách huy động nguồn lực về xã hội hóa bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn phù hợp với điều kiện đặc thù của mỗi khu vực; cơ chế huy động đóng góp của người sử dụng nước và các nguồn lực trong bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.
b) Cân đối kinh phí từ nguồn chi thường xuyên của các địa phương, các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA, các dự án hợp tác quốc tế, đối ứng vốn vay, các chương trình, dự án, đề án khác cho thực hiện Chương trình; ưu tiên kinh phí phân bổ ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ dựa vào cộng đồng, triển khai tại các xã khó khăn và các địa phương đặc thù về kinh tế, xã hội.
c) Ưu tiên tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường, vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, mở rộng biên độ cho vay, kéo dài thời gian vay vốn cho đầu tư xây dựng công trình về bảo vệ môi trường và cấp nước sạch nông thôn.
d) Tăng cường hoạt động chia sẻ, trao đổi thông tin về việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình với các quốc gia, tổ chức quốc tế; chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện Chương trình."
Như vậy, quy định giải pháp trong khoa học công nghệ về thực hiện theo chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được quy định như trên.
Quy định giải pháp trong phát huy vai trò của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội như thế nào?
Căn cứ Mục 5 Phần V Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 về thực hiện trong chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trong phát huy vai trò của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội như sau:
"V. GIẢI PHÁP
...
5. Phát huy vai trò của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
a) Phát huy vai trò của doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội trong phối hợp với chính quyền tham gia xây dựng, vận hành các công trình, hệ thống, mô hình về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trên cơ sở quy chế phối hợp, phân công trách nhiệm và cơ chế tài chính rõ ràng, minh bạch và có sự đồng thuận cao; khuyến khích hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm bảo vệ môi trường đứng ra đảm nhận quản lý, vận hành mô hình bảo vệ môi trường sau đầu tư tại địa phương.
b) Cộng đồng dân cư, các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn xây dựng quy chế, hương ước, quy ước có nội dung cụ thể, rõ ràng; giám sát sử dụng các công trình của người dân địa phương.
c) Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và người dân trong công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.
d) Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp cơ sở."
Như vậy, quy định giải pháp trong phát huy vai trò của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?