Các dự án xây dựng công trình nào trên đường thủy nội địa phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa?
- Các dự án xây dựng công trình nào trên đường thủy nội địa phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa?
- Nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình xây dựng đường thủy nội địa bao gồm những gì?
- Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình trên phạm vi nào?
Các dự án xây dựng công trình nào trên đường thủy nội địa phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa?
Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
1. Các dự án xây dựng công trình, khu vực hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa (trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải) quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này phải có phương án, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công công trình, tổ chức hoạt động.
2. Trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về đầu tư xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa
...
2. Các công trình xây dựng, gồm:
a) Công trình phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
b) Kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà;
c) Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
d) Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
đ) Công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
...
Như vậy, các dự án xây dựng công trình sau đây phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa trong suốt thời gian thi công công trình:
- Công trình phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
- Kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà;
- Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
- Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
- Công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
Chi phí dự kiến bảo trì công trình đường thủy nội địa hằng năm có bao gồm các khoản chi phí sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa không? (hình từ internet)
Nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình xây dựng đường thủy nội địa bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
...
4. Nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông.
a) Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động;
b) Thời gian thi công, xây dựng, tổ chức hoạt động;
c) Phương án thi công, tổ chức hoạt động;
d) Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
đ) Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.
...
Như vậy, nội dung của phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình xây dựng bao gồm:
- Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động;
- Thời gian thi công, xây dựng, tổ chức hoạt động;
- Phương án thi công, tổ chức hoạt động;
- Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;
- Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn giao thông.
Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình trên phạm vi nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
...
3. Thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia;
b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản này;
c) Sở Giao thông vận tải chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này. Căn cứ tình hình thực tế, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân cấp tỉnh ủy quyền, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông;
d) Cảng vụ chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động sửa chữa, cải tạo nâng cấp và hoạt động khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý.
...
Như vậy, Sở Giao thông vận tải chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình trên đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?