Các đối tượng nào có thể làm Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại?
Các đối tượng nào có thể làm Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại?
Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 11/2019/TT-NHNN thì Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN, trong đó có ngân hàng thương mại là một trong các đối tượng sau đây:
- Lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;
- Lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Giám đốc, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;
- Chánh Thanh tra, giám sát, Phó Chánh Thanh tra, giám sát hoặc chức danh tương đương của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính.
Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ như thế nào?
Theo Điều 16 Thông tư 11/2019/TT-NHNN thì Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ như sau:
- Lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, công việc của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017, Thông tư 11/2019/TT-NHNN và Quyết định kiểm soát đặc biệt.
- Triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát đặc biệt.
- Thay mặt Ban kiểm soát đặc biệt ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt.
- Quyết định nội dung quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư 11/2019/TT-NHNN.
- Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt bao gồm cả việc quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật, chỉ đạo của đối tượng sau:
+ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN);
+ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN).
- Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có hiệu lực thi hành, thay mặt Ban kiểm soát đặc biệt bàn giao toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cho cơ quan sau:
+ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN);
+ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính (đối với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN).
- Quyền, nhiệm vụ khác được giao tại Quyết định kiểm soát đặc biệt.
- Ủy quyền cho Phó trưởng Ban kiểm soát đặc biệt hoặc thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện các quyền quy định tại khoản 2, 3, 6, 8 Điều 16 Thông tư 11/2019/TT-NHNN trong thời gian vắng mặt.
- Chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và trước pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ được phân công.
Ban kiểm soát đặc biệt có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt được quy định tại Mục 1 Chương VIII Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện các nội dung sau đây:
a) Rà soát và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mạng lưới, hoạt động kinh doanh, tập trung thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm;
b) Cắt giảm chi phí, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất của các khoản tiền gửi, trái phiếu có lãi suất cao, tiền thuê của các hợp đồng thuê tài sản, thuê mua tài sản có tiền thuê cao.
2. Chỉ đạo tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng, thực hiện phương án cơ cấu lại theo quy định của Luật này.
3. Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu các hoạt động này có thể gia tăng rủi ro cho tổ chức tín dụng đó hoặc không phù hợp với phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt.
4. Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ định người thay thế Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
5. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, không chấp hành chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt.
6. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định: thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt, gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, thu nợ khoản vay đặc biệt; thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
7. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?