Các doanh nghiệp quân đội có phải mua bảo hiểm cháy nổ không? Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của doanh nghiệp quân đội quy định ra sao?
Các doanh nghiệp quân đội có phải mua bảo hiểm cháy nổ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có quy định:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)".
Như vậy, theo quy định trên pháp luật không hạn chế hay loại trừ bất kỳ đơn vị nào , miễn đơn vị có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP, tuy nhiên, quy định trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau: kể cả đơn vị quân đội thì cũng phải thực hiện chế độ mua bảo hiểm cháy nổ này.
Mức phí đóng bảo hiểm cháy nổ của doanh nghiệp quân đội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 23/2018/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP quy định:
"Điều 7. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
1. Mức phí bảo hiểm
Mức phí bảo hiểm quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.
b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân): Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này
c) Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận."
Như vậy, mức phí đóng bảo hiểm cháy nổ của doanh nghiệp quân đội được quy định như trên.
Bảo hiểm cháy nổ (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của doanh nghiệp quân đội quy định ra sao?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Ngoài việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.
b) Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
c) Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.
4. Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).
5. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm cháy, nổ trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật."
Như vậy, nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của doanh nghiệp quân đội quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá an toàn kết cấu công trình là gì? Việc đánh giá an toàn kết cấu công trình phải áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nào?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hưng Yên chi tiết?
- Năm cá nhân số 5 năm 2025 có ý nghĩa gì? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Ninh Bình? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Ninh Bình chi tiết?
- Bài phát biểu gặp mặt đầu xuân 2025? Mẫu bài phát biểu gặp mặt đầu xuân 2025 hay, ngắn gọn?