Các đề án về hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nào? Kinh phí hoạt động do ai bảo đảm?
Các đề án về hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nào?
Các đề án về hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 02/2019/TT-BTTTT như sau:
Nội dung kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại
Các Bộ căn cứ vào quy hoạch, chương trình, kế hoạch của Chính phủ; mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và chương trình công tác của các Bộ để xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại dài hạn, trung hạn, hằng năm, gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Phân công tổ chức hoặc cá nhân làm đầu mối phụ trách triển khai hoạt động thông tin đối ngoại.
2. Xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động thông tin đối ngoại.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại hằng năm về các nội dung trọng tâm sau đây:
a) Triển khai các văn bản quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại;
b) Phương pháp và kỹ năng công tác thông tin đối ngoại;
c) Kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
d) Tình hình quốc tế và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước;
đ) Tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam và của Bộ;
e) Tình hình đấu tranh, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc, quản lý và tôn tạo hệ thống mốc giới của Việt Nam; phản ứng của các nước về vấn đề Biển Đông;
g) Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về nhân quyền; tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam và của Bộ;
h) Công tác thông tin đối ngoại giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới và quốc tế của Bộ;
i) Phổ biến tình hình chính trị, sự thay đổi, điều chỉnh chính sách của các nước trong khu vực; kết quả công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại trong thời gian qua, phản hồi của dư luận quốc tế về quảng bá hình ảnh Việt Nam.
4. Xây dựng các đề án, dự án về hoạt động thông tin đối ngoại thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
a) Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Thông tin về tình hình quốc tế và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tình hình hội nhập quốc tế của đất nước;
c) Quảng bá hình ảnh của đất nước, của Bộ;
d) Thông tin về kết quả hoạt động của Bộ, đặc biệt những nội dung được dư luận trong và ngoài nước quan tâm; giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Việt Nam, của Bộ;
đ) Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới lãnh thổ quốc gia;
e) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì các đề án về hoạt động thông tin đối ngoạicủa các Bộ nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Thông tin về tình hình quốc tế và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tình hình hội nhập quốc tế của đất nước;
- Quảng bá hình ảnh của đất nước, của Bộ;
- Thông tin về kết quả hoạt động của Bộ, đặc biệt những nội dung được dư luận trong và ngoài nước quan tâm; giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Việt Nam, của Bộ;
- Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới lãnh thổ quốc gia;
- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Bộ.
Các đề án về hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ nhằm thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nào? Kinh phí hoạt động do ai bảo đảm? (Hình từ Internet)
Kinh phí hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ do ai bảo đảm?
Kinh phí hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ do ai bảo đảm, thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2019/TT-BTTTT như sau:
Kinh phí hoạt động thông tin đối ngoại
Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Hằng năm, căn cứ kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cung cấp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Kế hoạch tuyên truyền về sự kiện tổ chức ở nước ngoài trong hoạt động thông tin đối ngoại các Bộ gồm các nội dung chính nào?
Kế hoạch tuyên truyền về sự kiện tổ chức ở nước ngoài trong hoạt động thông tin đối ngoại các Bộ gồm các nội dung chính được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 02/2019/TT-BTTTT như sau:
Tuyên truyền về các sự kiện tổ chức tại nước ngoài
1. Căn cứ kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của Chính phủ hoặc nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ chủ trì tổ chức sự kiện ở nước ngoài có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền về sự kiện.
2. Kế hoạch tuyên truyền về sự kiện tổ chức ở nước ngoài gồm các nội dung chính:
a) Thời gian, địa điểm, quy mô, đối tượng tham dự, cấp trưởng đoàn;
b) Mục đích và nội dung hoạt động;
c) Nội dung phát biểu của Trưởng đoàn, nội dung các văn kiện và thỏa thuận hợp tác (nếu có); thông cáo báo chí;
d) Yêu cầu và mức độ về thông tin tuyên truyền;
e) Trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan báo chí liên quan;
f) Các điều kiện đảm bảo.
3. Chậm nhất mười lăm (15) ngày trước khi tổ chức sự kiện, Bộ chủ trì sự kiện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao về kế hoạch tuyên truyền đã được phê duyệt và đề xuất nhu cầu phối hợp tuyên truyền đối ngoại để thống nhất triển khai thực hiện.
4. Chậm nhất mười lăm (15) ngày sau khi kết thúc sự kiện ở nước ngoài, Bộ chủ trì có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động gửi Bộ Ngoại giao, đồng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, để làm cơ sở tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với hoạt động tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức và hiệu quả đạt được của các hoạt động Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch tuyên truyền về sự kiện tổ chức ở nước ngoài trong hoạt động thông tin đối ngoại các Bộ gồm các nội dung chính sau:
- Thời gian, địa điểm, quy mô, đối tượng tham dự, cấp trưởng đoàn;
- Mục đích và nội dung hoạt động;
- Nội dung phát biểu của Trưởng đoàn, nội dung các văn kiện và thỏa thuận hợp tác (nếu có); thông cáo báo chí;
- Yêu cầu và mức độ về thông tin tuyên truyền;
- Trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan báo chí liên quan;
- Các điều kiện đảm bảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?