Các cuộc thanh tra của Thanh tra quốc phòng được tiến hành trong thời hạn bao lâu? Thành viên Đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Thanh tra quốc phòng tiến hành thanh tra theo những hình thức nào?
Hình thức thanh tra được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 33/2014/NĐ-CP như sau:
Hình thức và thời hạn thanh tra
1. Hình thức thanh tra
a) Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao;
c) Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành.
2. Thời hạn thanh tra
a) Cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ, Thanh tra quân khu, Thanh tra tổng cục, Thanh tra Cơ yếu, Thanh tra quân chủng và Thanh tra Bộ đội Biên phòng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày;
...
Như vậy, theo quy định, thanh tra quốc phòng tiến hành thanh tra theo các hình thức sau đây:
(1) Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt;
(2) Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao;
(3) Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra quốc phòng tiến hành thanh tra theo những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Các cuộc thanh tra của Thanh tra quốc phòng được tiến hành trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn thanh tra được quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 33/2014/NĐ-CP như sau:
Hình thức và thời hạn thanh tra
1. Hình thức thanh tra
a) Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao;
c) Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành.
2. Thời hạn thanh tra
a) Cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ, Thanh tra quân khu, Thanh tra tổng cục, Thanh tra Cơ yếu, Thanh tra quân chủng và Thanh tra Bộ đội Biên phòng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày;
b) Cuộc thanh tra hành chính do thanh tra các cấp khác tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày;
c) Cuộc thanh tra chuyên ngành do thanh tra các cấp tiến hành theo đoàn không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày; do Thanh tra viên chuyên ngành tiến hành độc lập không quá 05 ngày.
Như vậy, thời hạn tiến hành các cuộc thanh tra của Thanh tra quốc phòng được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với các cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ, Thanh tra quân khu, Thanh tra tổng cục, Thanh tra Cơ yếu, Thanh tra quân chủng và Thanh tra Bộ đội Biên phòng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày;
(2) Đối với các cuộc thanh tra hành chính do thanh tra các cấp khác tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày;
(3) Đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành do thanh tra các cấp tiến hành theo đoàn không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày; do Thanh tra viên chuyên ngành tiến hành độc lập không quá 05 ngày.
Thành viên Đoàn thanh tra quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra được quy định tại Điều 41 Nghị định 33/2014/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
2. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
3. Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 40 Nghị định này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.
5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo.
Như vậy, theo quy định, thành viên Đoàn thanh tra quốc phòng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
(2) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
(3) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 40 Nghị định 33/2014/NĐ-CP để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
(4) Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.
(5) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?