Các công việc được hưởng bồi dưỡng chống độc hại mức I, II, III, IV gồm bao nhiêu công việc? Cụ thể là các công việc nào?

Cho tôi hỏi về các công việc được hưởng bồi dưỡng chống độc lại với mức I, II, III, IV là những công việc nào? Gồm bao nhiêu công việc? Cụ thể được quy định tại văn bản nào? Mong được trả lời, tôi cảm ơn. - Câu hỏi của Huỳnh Hiệp đến từ TPHCM.

Các công việc được hưởng bồi dưỡng chống độc hại mức I là các công việc nào?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 3033/QĐ-BYT năm 2001 quy định có 7 nghề, công việc được hưởng bồi dưỡng mức I và theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định này thì các công việc được bồi dưỡng mức I gồm:

- Vận hành máy cất nước, bằng phương pháp nhiệt.

- Chuyên bốc vác thủ công nguyên liệu, dược liệu, dược phẩm.

- Thủ kho kiêm bảo quản nguyên liệu, dược liệu độc A, B.

- Vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp sản xuất dược và trang thiết bị y tế.

- Đỡ đẻ, khám điều trị phụ khoa, thực hiện các kỹ thuật nội soi.

- Sử dụng các máy cao tần, vi sóng để điều trị bệnh; kéo nắn xương bó bột.

- Trực tiếp sao tẩm, tán, rây, xay, nhào trộn dược liệu và sắc thuốc tập trung bằng phương pháp thủ công.

Các công việc được hưởng bồi dưỡng chống độc hại mức I, II, III, IV gồm bao nhiêu công việc? Cụ thể là các công việc nào?

Các công việc được hưởng bồi dưỡng chống độc hại mức I, II, III, IV gồm bao nhiêu công việc? Cụ thể là các công việc nào? (Hình từ Internet)

Các công việc được hưởng bồi dưỡng chống độc hại mức II là các công việc nào?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 3033/QĐ-BYT năm 2001 quy định có 27 nghề, công việc được hưởng bồi dưỡng mức II và theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định này thì các công việc được bồi dưỡng mức II gồm:

- Hòa tan, cô, vớt, vẩy, rửa, sấy, xay, rây, đóng gói hở các sản phẩm hóa dược.

- Sản xuất Cloralhydrat và cloramin.

- Chuyên nấu cao thảo mộc, cao động vật.

- Băm, chặt, sao, tẩm, phơi sấy, chảy mốc dược liệu bằng thủ công.

- Xay, rây, nhào trộn, pha chế các loại dược chất, tá dược, vận hành máy dập và bao viên thuốc.

- Pha chế, đóng thuốc dầu nước, cao xoa.

- Pha chế đóng, hàn thuốc tiêm bằng công nghệ chân không; đóng hàn kháng sinh ở dạng bột.

- Sản xuất các loại thuốc từ phủ tạng, thuốc subtilis.

- Trực tiếp kiểm nghiệm các sản phẩm hóa dược, dược phẩm, mỹ phẩm.

- Chuyên ủ, kéo, rửa, vẩy ống tiêm bằng thủ công.

- Chiết xuất và sản xuất thử các sản phẩm hóa dược.

- Làm việc trong các cơ sở điều trị bệnh nhân phong, lao, truyền nhiễm, tâm thần.

- Trực tiếp khám, điều trị bệnh xuất huyết não, liệt, chấn thương cột sống, sọ não, trẻ em bại não, ung thư hở.

- Trực tiếp khám, điều trị và phục vụ bệnh nhân da liễu, hoa liễu viêm tắc mạch chi, ngoại tiết niệu, chạy thận nhân tạo, nội soi.

- Mổ, phụ mổ, gây mê, hồi sức, chuyên cấp cứu; Trực tiếp khám, điều trị, phục vụ trẻ sơ sinh bệnh lý.

- Rửa, sấy hấp tiệt trùng, thu gom, tiêu hủy các dụng cụ, bệnh phẩm, chai lọ thí nghiệm, đựng thuốc, giặt quần áo bệnh nhân.

- Điều tra côn trùng y học (Bọ chét, ve, mò, muỗi, truyền bệnh sốt rét, giun chỉ, viêm não...).

- Nghiên cứu, sản xuất các loại vắc xin và huyết thanh chữa bệnh.

- Xét nghiệm vi sinh vật, sinh hóa (phân, nước tiểu, đờm, rãi...), huyết học

- Giữ giống chủng vi sinh vật, ký sinh trùng.

- Chăn nuôi động vật thí nghiệm để phục vụ y học và sản xuất vắc xin.

- Sản xuất Silicazen để làm sắc ký lớp mỏng và ống chuẩn độ đậm đặc (Dung dịch mẹ).

- Chuyên xông sấy dược liệu bằng phốt pho kẽm và lưu huỳnh.

- Kiểm nghiệm, phân tích hóa lý, hóa thực vật, đông dược, dược lý, thủ kho hóa chất chuyên sang chai, đóng gói lẻ hóa chất.

- Kiểm dịch nơi biên giới, hải cảng.

- Nghiên cứu hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh cho người.

- Lấy mẫu và phân tích các yếu tố độc hại về vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường thuộc hệ Vệ sinh phòng dịch.

Các công việc được hưởng bồi dưỡng chống độc hại mức III là các công việc nào?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 3033/QĐ-BYT năm 2001 quy định có 16 nghề, công việc được hưởng bồi dưỡng chống độc hại mức III và theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định này thì các công việc được bồi dưỡng mức III gồm:

- Sản xuất cao thuốc phiện và các dẫn xuất từ cao thuốc phiện.

- Sản xuất Ete.

- Sản xuất các sản phẩm hóa dược có sử dụng dung môi hữu cơ.

- Sản xuất nguyên liệu kháng sinh.

- Sản xuất Artemisinin và các dẫn xuất.

- Chuyên bào chế sản xuất thuốc độc bảng A, B.

- Chuyên xay, rây, pha chế các loại thuốc: Kháng sinh, hoocmon, hướng tâm thần, gây nghiện, thuốc sốt rét.

- Sản xuất và chế thử các loại thuốc độc mạnh như: thuốc phiện Mocfin, campho tổng hợp, Tecpinhydrat, chiết xuất mã tiền, cà độc dược và các loại thuốc độc bảng A.

- Sản xuất các sản phẩm hóa dược ở các khâu sử dụng axít vô cơ mạnh, kiềm mạnh, cồn, tinh dầu thông.

- Nuôi và lấy nọc rắn độc.

- Chiết xuất, tinh chế các hoạt chất từ dược liệu.

Các công việc được hưởng bồi dưỡng chống độc hại mức IV là các công việc nào?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 3033/QĐ-BYT năm 2001 quy định có 16 nghề, công việc được hưởng bồi dưỡng chống độc hại mức IV và theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định này thì các công việc được bồi dưỡng mức IV gồm:

- Trực tiếp khám, điều trị, xét nghiệm HIV & phục vụ người bệnh nhiễm HIV, AIDS.

- Giải phẫu bệnh lý đại thể, giải phẫu vi thể, liệm xác, ướp xác, khám nghiệm tử thi, vệ sinh nhà xác, kiểm nghiệm độc chất pháp y.

- Trực tiếp vận hành máy: chiếu xạ, Xquang, máy cobalt, sử dụng kim radium, các chất phóng xạ khác để điều trị và chẩn đoán bệnh.

Bồi dưỡng chống độc hại
Phụ cấp độc hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ cấp độc hại cho công nhân in là bao nhiêu?
Pháp luật
Đối tượng nào được hưởng phụ cấp độc hại? Điều kiện, cách tính phụ cấp độc hại đối với người làm văn thư lưu trữ quy định như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 1/7/2024 giáo viên dạy thực hành có được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm hay không?
Pháp luật
Cách tính phụ cấp độc hại, nguy hiểm của cán bộ, công chức, viên chức trước và sau thực hiện cải cách tiền lương 2024 có gì khác nhau?
Pháp luật
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức được đưa vào loại phụ cấp nào khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Pháp luật
Người thủ kho hóa chất có cần phải có kinh nghiệm về hóa chất hay không? Thủ kho thuốc hoặc thủ kho hóa chất có được hưởng phụ cấp độc hại?
Pháp luật
Tiền lương của người lao động để tính tiền làm thêm giờ có bao gồm phụ cấp độc hại không?
Pháp luật
Bỏ phụ cấp độc hại nguy hiểm khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 đúng không?
Pháp luật
Cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay phụ cấp độc hại không?
Pháp luật
Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Điều kiện chế độ hưởng tiền phụ cấp độc hại của nhân viên y tế được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi dưỡng chống độc hại
2,961 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng chống độc hại Phụ cấp độc hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng chống độc hại Xem toàn bộ văn bản về Phụ cấp độc hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào