Các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy bao gồm những cơ quan nào? Việc phối hợp tham mưu, chỉ đạo giữa các cơ quan được quy định thế nào?
Các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy bao gồm những cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2021/NĐ-CP về các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy như sau:
Các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy
1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân bao gồm: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (hoặc Đội có chức năng điều tra tội phạm về ma túy) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng bao gồm: Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm (Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm), Đội Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, thành phố; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc các Đồn Biên phòng (Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng); Hải đoàn Biên phòng
3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Cảnh sát biển bao gồm: Cục Nghiệp vụ và pháp luật, các Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng; Phòng Phòng, chống tội phạm ma túy thuộc các Vùng Cảnh sát biển.
4. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Hải quan bao gồm: Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính; Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (hoặc Đội Kiểm soát Hải quan) trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Tổ Kiểm soát ma túy thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Theo đó, các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy bao gồm:
- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân,
- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng,
- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Cảnh sát biển,
- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Hải quan.
Phòng chống tội phạm về ma túy (Hình từ Internet)
Công tác phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện như sau:
Nguyên tắc thực hiện
...
2. Công tác phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thực hiện các hoạt động phối hợp đảm bảo sự đoàn kết, hiệp đồng, hỗ trợ lẫn nhau;
b) Mỗi khu vực, địa bàn do một cơ quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy; các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ;
c) Việc trao đổi thông tin tội phạm, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân là nòng cốt trong các hoạt động phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy trên phạm vi toàn quốc.
...
Theo đó, công tác phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 3 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc việc trao đổi thông tin tội phạm, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước.
Việc phối hợp tham mưu, chỉ đạo giữa các cơ quan được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về phối hợp tham mưu, chỉ đạo như sau:
Phối hợp tham mưu, chỉ đạo
1. Các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy phối hợp nghiên cứu, báo cáo, tham mưu cấp có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp tăng cường phối hợp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy.
2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật khi phát sinh những vấn đề mới trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
3. Phối hợp triển khai và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ công tác theo lĩnh vực phụ trách.
Như vậy, các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy phối hợp nghiên cứu, báo cáo, tham mưu cấp có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp tăng cường phối hợp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?