Các chất được phép sử dụng trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng điều kiện gì?
Các chất được phép sử dụng trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại tiết 5.1.8 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017 quy định các tiêu chí chung của các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ như sau:
Các yêu cầu
5.1 Sản xuất
...
5.1.8 Các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ
Tiêu chí chung đối với các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ:
- các chất này phù hợp với các nguyên tắc của sản xuất hữu cơ;
- việc dùng các chất này thực sự cần thiết và quan trọng đối với việc sử dụng được dự kiến;
- việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ các chất này không gây ra hậu quả hoặc không góp phần vào các tác động có hại đối với môi trường;
- các chất này ít gây tác động bất lợi nhất đến sức khỏe và chất lượng sống của người hoặc động vật;
- các chất thay thế đã được phê duyệt không có đủ số lượng và/hoặc chất lượng.
Yêu cầu chi tiết và danh mục các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ được nêu trong các tiêu chuẩn cụ thể.
Theo đó các chất muốn được sử dụng trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thì phải đáp ứng các tiêu chí nêu trên.
Các chất được phép sử dụng trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Khâu chế biến sản phẩm nông nghiệp hữa cơ được thực hiện thế nào?
Tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017 yêu cầu:
* Trong quá trình chế biến, phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm. Cơ sở phải có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm và ngăn ngừa việc trộn lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ.
Quá trình chế biến phải tuân thủ thực hành vệ sinh tốt. Đồng thời sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải được chế biến từ các thành phần hữu cơ, ngoại trừ các trường hợp sau:
- các thành phần không sẵn có ở dạng hữu cơ;
- các chất được phép sử dụng theo quy định trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này, bao gồm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, nước, muối, chế phẩm vi sinh vật và enzym, chất khoáng (bao gồm các nguyên tố vi lượng), vitamin, axit béo thiết yếu, axit amin thiết yếu và các vi chất dinh dưỡng khác dùng trong thực phẩm với các mục đích dinh dưỡng đặc biệt.
* Và cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cùng một thành phần trong sản phẩm không được vừa có nguồn gốc từ hữu cơ vừa có nguồn gốc không hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang hữu cơ.
- Các thành phần cấu tạo của sản phẩm, bao gồm cả phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm.
- Tiêu chí chung đối với các chất được phép sử dụng trong chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được nêu trong 5.1.8. Danh mục phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong chế biến sản phẩm hữu cơ được nêu trong A.1, Phụ lục A của tiêu chuẩn TCVN 11041-1:2017.
* Về phương pháp chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thì nên dùng các phương pháp chế biến cơ học, vật lý hoặc sinh học; giảm thiểu việc dùng các chất tổng hợp và các phụ gia.
- Không sử dụng các công nghệ có hại cho sản xuất hữu cơ.
- Không sử dụng mọi sản phẩm, vật tư, nguyên liệu có nguồn gốc GMO ở tất cả các giai đoạn sản xuất hữu cơ.
- Không sử dụng bức xạ ion hóa (chiếu xạ) để kiểm soát sinh vật gây hại.
* Yêu cầu về vệ sinh trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thực hiện như sau:
- Việc làm sạch, vệ sinh và khử trùng dụng cụ, thiết bị chế biến thực phẩm không được gây ô nhiễm sản phẩm. Đối với các chất làm sạch, chất khử trùng có thể tiếp xúc với thực phẩm, chỉ sử dụng các chất được nêu trong Phụ lục B của tiêu chuẩn này.
- Trong trường hợp các chất nêu trên không có hiệu quả trong việc làm sạch, vệ sinh, khử trùng và bắt buộc sử dụng các chất khác thì các chất đó không được gây ô nhiễm cho sản phẩm hữu cơ.
Trong khi chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có phải kiểm soát sinh vật gây hại không?
Theo quy định tại tiết 5.3.4 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017 thì các cơ sở sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại trong quá trình chế biến cụ thể như sau:
Các yêu cầu
...
5.3 Chế biến
...
5.3.4 Kiểm soát sinh vật gây hại
Cơ sở phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại trong quá trình chế biến, cần sử dụng các biện pháp sau đây theo thứ tự ưu tiên:
a) Biện pháp quản lý sinh vật gây hại trước hết phải là các biện pháp phòng ngừa, ví dụ: phá bỏ các ổ trú ngụ của sinh vật gây hại;
b) Nếu các biện pháp phòng ngừa chưa đủ để kiểm soát được sinh vật gây hại thì sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý và sinh học;
c) Nếu việc kiểm soát sinh vật gây hại bằng các biện pháp cơ học, vật lý và sinh học cũng không kiểm soát được sinh vật gây hại thì có thể dùng các thuốc bảo vệ thực vật nêu trong Bảng A.2, Phụ lục A của TCVN 11041-2:2017 nhưng phải có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc của chúng với sản phẩm hữu cơ.
VÍ DỤ: Các biện pháp cụ thể để kiểm soát sinh vật gây hại: rào cản vật lý, tiếng động, sóng siêu âm, ánh sáng, tia cực tím, bẫy pheromon, bẫy có bả hoặc mồi nhử, nhiệt độ có kiểm soát, không khí có kiểm soát, đất diatomit...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?