Các biện pháp tự vệ có thể được áp dụng tại Việt Nam là gì? Việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Các biện pháp tự vệ có thể được áp dụng tại Việt Nam là gì?
- Việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được quy định như thế nào?
- Việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan trong biện pháp tự vệ thương mại được áp dụng như thế nào?
Các biện pháp tự vệ có thể được áp dụng tại Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định các biện pháp tự vệ bao gồm:
+ Áp dụng thuế tự vệ;
+ Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
+ Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
+ Cấp giấy phép nhập khẩu;
+ Các biện pháp tự vệ khác.
Các biện pháp tự vệ có thể được áp dụng tại Việt Nam là gì? Việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức tại Việt Nam được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 52 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời như sau:
- Trên cơ sở kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời khi có các yếu tố sau đây:
+ Có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra;
+ Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
+ Việc gia tăng nhập khẩu quá mức quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
+ Việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
- Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung.
- Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được thông báo công khai với các nội dung như sau:
+ Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hiện hành;
+ Danh sách các nước được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;
+ Mức thuế tự vệ tạm thời;
+ Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời;
+ Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
+ Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục được;
+ Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước thời hạn trong trường hợp cần thiết.
Việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp tự vệ chính thức như sau:
- Chậm nhất 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định chính thức về vụ việc.
- Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức gồm các nội dung chính sau đây:
+ Mô tả hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành;
+ Biện pháp tự vệ chính thức;
+ Hiệu lực và thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;
+ Việc hoàn trả mức chênh lệch về thuế tự vệ nếu có;
+ Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;
+ Kết luận điều tra cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ chính thức.
Biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan trong biện pháp tự vệ thương mại được áp dụng như thế nào?
Căn cứ Điều 54 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan như sau:
Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thông qua hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan thì thực hiện như sau:
- Khối lượng, số lượng hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan không được thấp hơn khối lượng, số lượng nhập khẩu trung bình của 03 năm gần nhất có số liệu nhập khẩu, trừ khi Cơ quan điều tra có lập luận, chứng cứ rõ ràng rằng cần có khối lượng, số lượng hạn ngạch nhập khẩu thấp hơn để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng, đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng.
- Bộ Công Thương thực hiện việc phân bổ hạn ngạch giữa các nước xuất khẩu căn cứ thị phần tính theo tổng khối lượng, số lượng hàng hóa của các nước xuất khẩu vào Việt Nam trong 03 năm gần nhất có số liệu nhập khẩu và có tính đến các yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động thương mại hàng hóa.
- Bộ Công Thương có trách nhiệm tiến hành tham vấn với các nước có khối lượng, số lượng nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam được phân bổ hạn ngạch.
- Trong trường hợp biện pháp hạn ngạch nhập khẩu áp dụng vượt quá 01 năm, Bộ Công Thương có trách nhiệm nới lỏng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan trong khoảng thời gian áp dụng của những năm tiếp theo.
- Cơ quan hải quan phối hợp với Bộ Công Thương trong việc kiểm soát, quản lý việc áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?