Các biện pháp kiểm soát ra, vào vùng có dịch bệnh truyền nhiễm đối với bệnh dịch thuộc nhóm A được pháp luật quy định như thế nào?
Vùng có dịch bệnh truyền nhiễm được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.
Theo đó, vùng có dịch bệnh truyền nhiễm là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.
Các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm các biện pháp nào?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch
1. Các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế bao gồm:
a) Vệ sinh môi trường, nước, thực phẩm và vệ sinh cá nhân;
b) Diệt trùng, tẩy uế khu vực được xác định hoặc nghi ngờ có tác nhân gây bệnh dịch;
c) Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác là trung gian truyền bệnh.
2. Đội chống dịch cơ động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế theo quy trình chuyên môn ngay sau khi được Ban chỉ đạo chống dịch yêu cầu.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế theo hướng dẫn của cơ quan y tế có thẩm quyền; trường hợp không tự giác thực hiện thì cơ quan y tế có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế bắt buộc.
Theo đó, các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch bệnh truyền nhiễm bao gồm:
- Vệ sinh môi trường, nước, thực phẩm và vệ sinh cá nhân;
- Diệt trùng, tẩy uế khu vực được xác định hoặc nghi ngờ có tác nhân gây bệnh dịch;
- Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác là trung gian truyền bệnh.
Đội chống dịch cơ động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế theo quy trình chuyên môn ngay sau khi được Ban chỉ đạo chống dịch yêu cầu.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế theo hướng dẫn của cơ quan y tế có thẩm quyền; trường hợp không tự giác thực hiện thì cơ quan y tế có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế bắt buộc.
Vùng có dịch bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)
Các biện pháp kiểm soát ra, vào vùng có dịch bệnh truyền nhiễm đối với bệnh dịch thuộc nhóm A được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 53 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch thuộc nhóm A
1. Các biện pháp kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch thuộc nhóm A bao gồm:
a) Hạn chế ra, vào vùng có dịch đối với người và phương tiện; trường hợp cần thiết phải kiểm tra, giám sát và xử lý y tế;
b) Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người vào vùng có dịch quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
d) Các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng Ban chỉ đạo chống dịch thành lập các chốt, trạm kiểm dịch tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch để thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, các biện pháp kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm:
- Hạn chế ra, vào vùng có dịch đối với người và phương tiện; trường hợp cần thiết phải kiểm tra, giám sát và xử lý y tế;
- Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người vào vùng có dịch quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Các biện pháp bảo vệ cá nhân
1. Người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch phải thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ cá nhân sau đây:
a) Trang bị bảo vệ cá nhân;
b) Sử dụng thuốc phòng bệnh;
c) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng bệnh;
d) Sử dụng hoá chất diệt khuẩn, hoá chất phòng trung gian truyền bệnh.
2. Nhà nước bảo đảm cho người tham gia chống dịch thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023 (Có hiệu lực từ 20/10/2023) cụ thể:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
...
Trước đây, các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 (Hết hiệu lực từ 20/10/2023) cụ thể:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh; bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?