Cá nhân vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt bao lâu?
Cá nhân vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Cá nhân vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về nghề, ngư cụ khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định hoặc vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nghề cấm, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, cá nhân có hành động vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, cá nhân có hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định cũng sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Cá nhân vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt bao lâu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt cá nhân vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt cá nhân vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên không, căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Cục trưởng Cục Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 6; Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 và điểm a, b, c, d, đ, e, g và h và khoản 3 Điều 8; khoản 1, khoản 2 Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 21; Điều 22; Điều 23; khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; khoản 1, khoản 2 và điểm a, b khoản 3 Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phạt tiền đến 5.000.000 đồng quy định về khai thác thủy sản.
Như vậy Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt cá nhân vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên.
Thời hiệu xử phạt cá nhân vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên bao lâu?
Thời hiệu xử phạt cá nhân vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên bao lâu, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân vứt bỏ trái phép cần câu xuống vùng nước tự nhiên là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?