Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Số hiệu: 38/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 05/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

08 hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản bị phạt đến 01 tỷ đồng từ 20/5/2024

Ngày 05/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

08 hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản bị phạt đến 01 tỷ đồng từ 20/5/2024

08 hành vi vi phạm nghiệm trọng trong khai thác thủy sản có thể bị phạt lên đến 01 tỷ đồng bao gồm:

(1) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên khai thác thủy sản trên biến không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;

(2) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;

(3) Sử dụng tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn;

(4) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

(5) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

(6) Khai thác thủy sản không đúng quy định tại vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

(7) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trường hợp tái phạm;

(8) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.

Hiện nay, theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP còn có thêm hành vi “Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo quy định” bị phạt với mức phạt trên.

Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Xem chi tiết tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/5/2024 và thay thế Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này, bao gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

d) Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

3. Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.

Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, hình thức xử phạt chính áp dụng trong lĩnh vực thủy sản là phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong lĩnh vực thủy sản như sau:

a) Buộc thả thủy sản, giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng;

b) Buộc chuyển giao thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền;

c) Buộc thả bổ sung loài thủy sản theo quy định;

d) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng loài thủy sản hoặc giống thủy sản hoặc thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trường hợp không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy thủy sản hoặc giống thủy sản hoặc thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

đ) Buộc chủ tàu cá chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ, xử lý về nước;

e) Buộc nộp lại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản chấp thuận, chứng chỉ bị ty xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;

g) Buộc vây bắt, tiêu diệt loài thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống;

h) Buộc thu hồi thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

i) Buộc hủy bỏ kết quả đăng kiểm;

k) Buộc di dời hoặc phá dỡ công trình nuôi trồng thủy sản;

l) Buộc tái xuất tàu cá nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất tàu cá thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá hoặc đánh đắm tàu cá;

m) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá;

n) Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định;

o) Buộc tàu cá nước ngoài (trừ tàu Công ten nơ) vận chuyển thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh vào Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

p) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm;

q) Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy.

4. Vi phạm hành chính nhiều lần hoặc tái phạm trong lĩnh vực thủy sản là tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp được quy định là hành vi vi phạm hành chính trong Nghị định này.

Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.

4. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và đ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định này được thực hiện như sau:

a) Trường hợp chủ tàu cá không đồng thời là thuyền trưởng tàu cá thì từng đi tượng vi phạm đu bị áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tương ứng đối với đối tượng và hành vi vi phạm hành chính đó;

b) Trường hợp chủ tàu cá đồng thời là thuyền trưởng tàu cá thì chỉ áp dụng hình thức xử phạt chính đối với thuyền trưởng tàu cá và áp dụng đầy đủ các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

5. Đối với trường hợp chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm để xử phạt theo quy định của Nghị định này.

Trường hợp tang vật vi phạm là loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng quy định xử phạt như loài thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I.

6. Vi phạm về khai thác các loài thủy sản thuộc Phụ lục I, II và III Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp (viết tắt là CITES) mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý như sau:

a) Trường hợp các loài thủy sản thuộc Phụ lục I CITES thì xử phạt vi phạm như đối với loài thủy sản thuộc Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I;

b) Trường hợp các loài thủy sản thuộc Phụ lục II và Phụ lục III CITES thì xử phạt vi phạm như đối với loài thủy sản thuộc Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II.

7. Các sản phẩm loài thủy sản thuộc Phụ lục I CITES hoặc loài thủy sản, bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng thuộc Phụ lục II và Phụ lục III CITES thì phải xác định giá trị bằng tiền của loài thủy sản, bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp không truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này.

8. Ranh giới vùng biển được phép khai thác thủy sản là vùng biển đã được phân định để tàu cá Việt Nam khai thác hợp pháp, được thể hiện trên hệ thống giám sát tàu cá và thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản

1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện cản trở hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở sông, hồ, đầm, phá hoặc sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện hủy hoại nguồn lợi thủy sản hoặc hệ sinh thái thủy sinh hoặc khu vực thủy sản tập trung sinh sản hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống hoặc sử dụng ngư lưới cụ, trang thiết bị, phương tiện phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm hoặc gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản; không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 7. Vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá hoặc sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét để khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

4. Phạt tiền đối với hành vi khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác hoặc vượt quá mức cho phép khai thác lẫn trên 15% theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản vượt quá dưới 30 kg;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản vượt quá từ 30 kg đến dưới 100 kg;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản vượt quá từ 100 kg đến dưới 200 kg;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản vượt quá từ 200 kg trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu thủy sản khai thác, tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 8. Vi phạm quy định về quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản dưới 05 kg;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 05 kg đến dưới 10 kg;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 30 kg;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 30 kg đến dưới 40 kg;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 40 kg đến dưới 50 kg;

g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 60 kg;

h) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 60 kg đến dưới 70 kg;

i) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 70 kg đến dưới 80 kg;

k) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 80 kg đến dưới 100 kg;

l) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Nhóm I Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục I CITES và chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản dưới 05 kg;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 05 kg đến dưới 10 kg;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 30 kg;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 30 kg đến dưới 40 kg;

e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 40 kg đến dưới 50 kg;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 60 kg;

h) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 60 kg đến dưới 70 kg;

i) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 70 kg đến dưới 80 kg;

k) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 80 kg đến dưới 100 kg;

l) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.

4. Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thả đủ số lượng cá thể loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản xuất được vào vùng nước tự nhiên trong thời gian quy định khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm để nghiên cứu tạo nguồn giống và sản xuất giống thủy sản.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc thả bổ sung loài thủy sản theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại vùng đệm của khu bảo tồn biển sau:

a) Thả phao không đúng quy định;

b) Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phương tiện thủy hoạt động không đúng quy định;

d) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch không đúng quy định;

đ) Xây dựng công trình không phép hoặc không đúng quy định;

e) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển sau:

a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;

b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt sau:

a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này;

b) Hành vi bị cấm thc hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phá dỡ công trình xây dựng không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi khai thác thủy sản không đúng quy định trong khu bảo tồn quy định tại điểm e khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

c) Buộc chuyển giao thủy sản thuộc Nhóm I Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi khai thác thủy sản không đúng quy định trong khu bảo tồn quy định tại điểm e khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.

Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIỐNG THỦY SẢN

Điều 10. Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không cập nhật thông tin hoặc cập nhật không đúng thông tin về hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định;

b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ theo quy định;

c) Không ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;

b) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không duy trì một trong các điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;

c) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không đúng nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ không đúng nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;

b) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ mà không duy trì một trong các điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;

c) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng theo quy định;

d) Thực hiện khảo nghiệm khi cơ sở không đáp ứng điều kiện theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ (không phải là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực) không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng theo quy định.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ (là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực) mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng theo quy định.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được công nhận hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm giống thuỷ sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng hoặc buộc chuyển đổi mục đích sử dụng, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tái xuất giống thuỷ sản, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 12. Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THỨC ĂN THỦY SẢN, SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 13. Vi phạm quy định về thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; lưu giữ, vận chuyển, giới thiệu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu để giới thiệu ở hội chợ, triển lãm

1. Phạt tiền đối với hành vi cập nhật không đúng hoặc không đầy đủ thông tin về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 03 sản phẩm đến dưới 05 sản phẩm;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 05 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 sản phẩm trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi không cập nhật thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 03 sản phẩm đến dưới 05 sản phẩm;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 05 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 sản phẩm trở lên.

3. Phạt tiền đối với hành vi lưu giữ, vận chuyển, giới thiệu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu có thành phần không thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam mà chưa được cấp phép theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 03 sản phẩm đến dưới 05 sản phẩm;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 05 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 sản phẩm trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thức ăn thủy sản, sản phm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cơ sở mua bán, nhập khẩu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Nơi bày bán, bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không cách biệt hoặc bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;

b) Không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 15. Vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Phạt tiền đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất theo quy trình kim soát chất lượng sản phẩm, an toàn sinh học theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 05 sản phẩm;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 05 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 sản phẩm đến dưới 15 sản phẩm;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 15 sản phẩm trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi không báo cáo hoặc không thông báo hoạt động sản xuất, nhập khẩu theo quy định theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu theo quy định;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo theo quy định khi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm do cơ sở khác công bố.

3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 03 sản phẩm đến dưới 05 sản phẩm;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 05 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 sản phẩm trở lên.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần không thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam chưa được cấp phép theo quy định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thức ăn thủy sản có chứa thành phần thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mua bán;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm về sản xuất, mua bán quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này;

b) Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm về nhập khẩu quy định tại khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này.

Điều 16. Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm khi cơ sở không đáp ứng điều kiện theo quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin công bố không đúng về kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc huỷ kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ghi chép hoặc lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuc thú y thủy sản, trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc;

b) Không ghi chép, lưu giữ hồ sơ về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng, tài liệu khác liên quan đến quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc;

c) Không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè;

d) Địa điểm nuôi trồng thủy sản không đúng với vị trí đã đăng ký.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nuôi trồng thủy sản không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định;

b) Không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp nuôi trồng mỗi loài thủy sản không có trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc di dời hoặc phá dỡ công trình nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng loài thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy loài thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 18. Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm vượt quá khối lượng hoặc không đúng kích cỡ đã được cấp phép;

b) Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm không đúng mục đích sử dụng hoặc thời hạn của giấy phép;

c) Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm không đúng nhà xuất khẩu hoặc quốc gia xuất khẩu hoặc cửa khẩu nhập khẩu ghi trong giấy phép;

d) Nuôi giữ không đúng địa chỉ theo giấy phép đối với thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm;

đ) Sử dụng dụng cụ, thiết bị lưu giữ thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm không đúng Kế hoạch kiểm soát;

e) Không tuân thủ biện pháp quản lý rủi ro tại kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc phương án xử lý đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau khi nhập khẩu thủy sản về làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi loài thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm thoát ra môi trường tự nhiên hoặc phát tán, phóng sinh hoặc cho sinh sản trái phép đối với thủy sản sống nhập khẩu thủy sản về làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí hoặc trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất lô thủy sản sống, trường hợp không tái xuất được thì buộc tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;

b) Buộc tái xuất lô thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm, trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Buộc vây bắt, tiêu diệt loài thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 19. Vi phạm quy định về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES; loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ghi, ghi không đầy đủ hoặc ghi không đúng thông tin vào sổ theo dõi quá trình nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES;

b) Không ghi, ghi không đầy đủ hoặc ghi không đúng thông tin vào sổ theo dõi quá trình nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phục vụ xác nhận nguồn gốc.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không có mã số cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES theo quy định;

b) Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mỗi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu loài thủy sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Mục 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN

Điều 20. Vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản

1. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;

b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản cho tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thuỷ sản hết hạn;

c) Không duy trì việc truyền thông tin từ thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không có thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;

d) Không có hoặc không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần;

đ) Không duy trì việc truyền thông tin từ thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không có thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.

2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần;

b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu cá được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần;

c) Không duy trì việc truyền thông tin từ thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không có thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần;

d) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc ghi không chính xác so với yêu cầu của Tổ chức nghề cá khu vực hoặc báo cáo sai quy định của Tổ chức nghề cá khu vực khi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

e) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.

3. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên khai thác thủy sản trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;

b) Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;

c) Sử dụng tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn;

d) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

đ) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

e) Khai thác thủy sản không đúng quy định tại vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

g) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trường hợp tái phạm;

h) Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1, các điểm a, b, c và e khoản 2, các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 và các điểm đ, e và h khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chủ tàu cá chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ, xử lý về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Điều 21. Vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, trừ trường hợp có thỏa thuận của Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khai thác thủy sản tại vùng lộng hoặc vùng khơi.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng khơi.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng lộng.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng lộng.

6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 2 đến khoản 5 Điều này đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) khai thác thủy sản tại vùng ven bờ.

7. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận (trừ trường hợp bất khả kháng) theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.

Điều 22. Vi phạm quy định về hạn ngạch sản lượng khai thác thủy sản

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 10% đến dưới 20% hạn ngạch sản lượng thủy sản cho phép khai thác.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 20% đến 30% hạn ngạch sản lượng thủy sản cho phép khai thác.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt trên 30% hạn ngạch sản lượng thủy sản cho phép khai thác.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu thủy sản khai thác vượt quá hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 23. Vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không mang bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản khi tàu cá hoạt động khai thác thủy sản;

b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản;

c) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong nội địa mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;

b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản;

c) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản trong nội địa mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:

a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;

b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

b) Tịch thu ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 24. Vi phạm quy định về chuyển tải thủy sản hoặc hỗ trợ cho tàu cá khai thác bất hợp pháp

1. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản cho tàu cá được xác định có hành vi khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác hoặc khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định, sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoặc phương tiện thủy khác;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét.

2. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, chuyển tải hoặc vận chuyển thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn hoặc không có thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động hoặc không duy trì việc truyền thông tin từ thiết bị giám sát hành trình tàu cá về hệ thống giám sát tàu cá hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định khi hoạt động theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoặc phương tiện thủy khác;

b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét.

3. Phạt tiền đối với hành vi chuyển tải hoặc vận chuyển nguồn lợi thủy sản từ tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp ở ngoài vùng biển Việt Nam theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoặc phương tiện thủy khác;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu thủy sản khai thác bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định về nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không nộp báo cáo khai thác thủy sản theo quy định đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;

b) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản theo quy định đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không có hoặc không ghi hoặc không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản theo quy định đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

b) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản theo quy định đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không có hoặc không ghi hoặc không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản theo quy định đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

b) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản theo quy định đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không có hoặc không ghi hoặc không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản theo quy định đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét trong trường hợp tái phạm;

b) Không có hoặc không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;

c) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản theo quy định đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi đưa tàu vào vùng biển Việt Nam theo quy định;

b) Cập không đúng cảng được ghi trong Giấy phép hoạt động thủy sản;

c) Không mang đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

d) Không có hoặc không ghi hoặc ghi không đầy đủ hoặc không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

đ) Không tiếp nhận giám sát viên hoặc trả giám sát viên không đúng địa điểm hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng vùng, nghề, lĩnh vực hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản.

3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 27. Vi phạm quy định về nghề, ngư cụ khai thác thủy sản

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định hoặc vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nghề cấm, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản đối với trường hợp không sử dụng tàu cá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này.

Điều 29. Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản

1. Phạt tiền đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố, hóa chất khác và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 30. Vi phạm quy định về treo cờ quốc tịch và Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi treo cờ không đúng quy định hoặc không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Mục 6. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TÀU CÁ, CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ

Điều 31. Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không đúng thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định hoặc không đúng với nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.

4. Phạt tiền đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 15 mét;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm về cải hoán tàu cá quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá trong trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với hành vi vi phạm về đóng mới tàu cá quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 32. Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có đặc điểm, thông số kỹ thuật không đúng với giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam;

b) Có tên trong Danh sách tàu cá khai thác bất hợp pháp của các Tổ chức quản lý nghề cá khu vực, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tái xuất tàu cá nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất tàu cá thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá hoặc đánh đắm tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 33. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không mang Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá khi hoạt động theo quy định.

2. Phạt tiền đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ trang thiết bị an toàn tàu cá theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

Điều 34. Vi phạm quy định về đăng kiểm tàu cá

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc không cập nhật dữ liệu về công tác đăng kiểm tàu cá theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ký, sử dụng con dấu và ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá, trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá không đúng quy định.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả kiểm tra hoặc thực hiện đăng kiểm không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp, đóng tàu hoặc đăng kiểm cho tàu cá không có dấu hiệu nhận biết theo quy định.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;

b) Đăng kiểm tàu cá không đúng với nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá;

c) Đăng kiểm tàu cá khi cơ sở đăng kiểm không duy trì đầy đủ điều kiện theo quy định.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Thẻ Đăng kiểm viên tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đăng kiểm tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ kết quả đăng kiểm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Buộc thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 5 Điều này.

Điều 35. Vi phạm quy định về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi tàu cá không hoạt động trên biển mà không được giám sát theo quy định.

2. Phạt tiền đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc tàu cá theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện đúng quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng hoặc không truyền được thông tin, dữ liệu từ tàu cá về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi đang hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không báo cáo bằng văn bản trước khi cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho cơ quan quản lý theo quy định;

c) Không thực hiện kẹp chì khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định hoặc không thông báo mẫu kẹp chì cho cơ quan quản lý theo quy định hoặc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá không đúng quy định;

d) Không bảo mật dữ liệu giám sát hành trình tàu cá theo quy định;

đ) Cập nhật không chính xác thông tin về tàu, chủ tàu, mã thiết bị giám sát tàu cá vào phần mềm giám sát tàu cá theo quy định.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm;

b) Thay thế kẹp chì thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá mà không báo cáo cơ quan chức năng.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tàng trữ hoặc lưu giữ mỗi thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khác khi tàu cá đó hoạt động trên biển;

b) Gửi thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khi tàu cá đó hoạt động trên biển.

6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định;

b) Không duy trì việc truyền thông tin về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không có thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

c) Không thực hiện đúng quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng hoặc không truyền được thông tin, dữ liệu từ tàu cá về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá khi đang hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và các điểm b, c, d khoản 6 Điều này.

Điều 36. Vi phạm quy định về đánh dấu tàu cá

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định trong trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

Điều 37. Vi phạm quy định về đăng ký tàu cá

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không mang bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không viết số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng quy định hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng số tàu cá do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký lại tàu cá theo quy định theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét;

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

4. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện đăng ký sang tên chủ tàu cá đúng thời hạn quy định theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét;

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

5. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản mà không đăng ký tàu cá theo quy định theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét;

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

6. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản mà không đăng ký tàu cá theo quy định trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét;

b) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

c) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá, trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc phá dỡ tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.

Điều 38. Vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với thuyền viên trên tàu cá không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền phó, thợ máy không có văn bằng, chứng chỉ theo quy định;

b) Không có Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định;

c) Không bố trí đủ định biên an toàn tàu cá theo quy định.

4. Phạt tiền đối với hành vi không mua bảo hiểm cho thuyền viên tàu cá theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 thuyền viên làm việc trên tàu cá;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 03 đến dưới 05 thuyền viên làm việc trên tàu cá;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 05 đến dưới 10 thuyền viên làm việc trên tàu cá;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 thuyền viên trở lên làm việc trên tàu cá.

Điều 39. Vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ thông tin theo quy định cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi vào hoặc rời cảng cá theo quy định;

b) Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên không cập cảng cá có tên trong Danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động vùng khơi cập cảng để bốc dỡ thủy sản;

c) Không tuân thủ nội quy, sự điều động của tổ chức quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, trừ trường hợp bất khả kháng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá, phương tiện thủy khác gây hại đến công trình cảng cá.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy hoặc làm thay đổi công trình, trang thiết bị của cảng cá.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm vùng đất, vùng nước, công trình cảng cá.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 40. Vi phạm quy định về quản lý cảng cá

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thu nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải, báo cáo khai thác thủy sản;

b) Không ban hành nội quy của cảng cá;

c) Không thông báo công khai nội quy tại cảng cá;

d) Không bố trí địa điểm làm việc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật tại cảng cá;

đ) Không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp;

e) Không thực hiện giám sát, không báo cáo, báo cáo không kịp thời, không đúng, không đầy đủ hoặc không cập nhật dữ liệu theo quy định đối với tàu cá cập cảng, rời cảng, sản lượng, thành phần loài thủy sản, sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng cá theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện xác nhận thủy sản, sản phẩm thủy sản bốc dỡ qua cảng hoặc xác nhận không đúng nguồn gốc thủy sản từ khai thác được bốc dỡ tại cảng cá;

b) Xác nhận tàu cá rời cảng hoặc cập cảng khi tàu cá không cập cảng theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa cảng cá vào hoạt động khi chưa được công bố mở cảng cá theo quy định.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi để tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp bốc dỡ tại cảng cá.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 2 đến khoản 4 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.

Mục 7. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN THỦY SẢN

Điều 41. Vi phạm quy định về thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thủy sản

1. Phạt tiền đối với hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép thủy sản, sản phẩm và bộ phận của loài thủy sản có tên trong Nhóm II Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hoặc thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Phụ lục II, Phụ lục III CITES không có nguồn gốc hợp pháp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 20 kg;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg đến dưới 200 kg;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 200 kg đến dưới 500 kg;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 500 kg trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản có tên trong Nhóm I Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có thuộc Phụ lục I CITES không có nguồn gốc hợp pháp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg đến dưới 500 kg;

e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 500 kg trở lên.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, mua bán, sơ chế, bảo quản, vận chuyển thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp hoặc loài thủy sản không có tên trong Danh mục thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hoặc không có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu loài thủy sản, sản phẩm thủy sản và bộ phận của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy loài thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 42. Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không gửi giấy tờ để phục vụ thanh tra, kiểm tra hoặc gửi thông tin không đúng theo quy định đối với thủy sản nhập khẩu có nguồn gốc từ khai thác được vận chuyển bằng tàu công ten nơ;

b) Hồ sơ, tài liệu, bằng chứng để chứng minh nguồn gốc thủy sản từ khai thác nhập khẩu vào Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhập khẩu thủy sản không đúng với nội dung trong giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp phải cấp phép;

b) Không lưu trữ hồ sơ, tài liệu, bằng chứng đáp ứng yêu cầu về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định để chứng minh nguồn gốc thủy sản từ khai thác nhập khẩu vào Việt Nam.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền đối với hành vi trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước và thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu vào Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường có yêu cầu cần xác nhận, chứng nhận thủy sản từ khai thác theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp trộn lẫn nguyên liệu dưới 100 kg;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp trộn lẫn nguyên liệu từ 100 kg đến dưới 500 kg;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp trộn lẫn nguyên liệu từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;

d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp trộn lẫn nguyên liệu từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp trộn lẫn nguyên liệu từ 2.000 kg trở lên.

5. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của quốc gia ven biển có thẩm quyền hoặc tổ chức nghề cá khu vực theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;

c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;

d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;

đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.

6. Phạt tiền đối với hành vi xuất khẩu trái phép loài thủy sản không đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;

c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;

d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;

đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu lô hàng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động xuất khẩu từ 06 tháng đến 12 tháng vào thị trường có yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tàu nước ngoài (trừ tàu Công ten nơ) vận chuyển thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh vào Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hành vi vi phạm khoản 5 Điều này.

Mục 8. CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN

Điều 43. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản

1. Phạt tiền đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ hoặc xúi giục, lôi kéo kích động người khác trong hoạt động nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;

b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ hoặc xúi giục, lôi kéo kích động người khác trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thu thập số liệu về hoạt động thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 44. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ được cấp và vi phạm khác trong lĩnh vực thủy sản

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ được cấp trong lĩnh vực thủy sản.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:

a) Lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

b) Cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin, dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định của pháp luật.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản chấp thuận, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương III

THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 45. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53 và 54 Nghị định này.

2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan được quy định tại các Điều 47, 48 và 49 của Nghị định này; công chức, viên chức thuộc các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.

Điều 46. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 47. Thẩm quyền của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:

a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Cảnh sát cơ động; Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng An ninh đối ngoại; Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động; Thủy đoàn trưởng có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục An ninh nội địa; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng; Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:

a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 48. Thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:

a) Phạt tiền 10.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 49. Thẩm quyền của Cảnh sát biển

1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 50. Thẩm quyền của Hải quan

1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng; Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan; Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự; Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 51. Thẩm quyền của Quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 52. Thẩm quyền của thanh tra

1. Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thủy sản; Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục Thủy sản; Cục trưởng Cục Thú y; Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường có quyền:

a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 53. Thẩm quyền của Kiểm ngư

1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này.

2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư có quyền:

a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:

a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 54. Thẩm quyền của Kiểm lâm

1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này.

3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực lâm nghiệp quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 55. Phân định thẩm quyền xử phạt

1. Cục trưởng Cục Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 6; Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 và điểm a, b, c, d, đ, e, g và h và khoản 3 Điều 8; khoản 1, khoản 2 Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 21; Điều 22; Điều 23; khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; khoản 1, khoản 2 và điểm a, b khoản 3 Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Công an nhân dân xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 18; Điều 19; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 11; khoản 3 Điều 13; khoản 1 Điều 14; Điều 18; Điều 20; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 32; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 48 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 20; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 49 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.

6. Hải quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 15; Điều 18; Điều 32; Điều 42khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 50 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.

7. Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 15; Điều 18; khoản 2 Điều 28; Điều 32; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 51 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.

8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thủy sản:

a) Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 38 theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;

b) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thủy sản xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b và c khoản 3 và khoản 4 Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 và các điểm a, b và c khoản 3 Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5 và các điểm a, b, c khoản 6 Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 2 và 3 Điều 23; điếm a khoản 1 Điều 24; Điều 25; Điều 27; Điều 28; khoản 1 và 2 Điều 29; Điều 30; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 31; Điều 33; Điều 34; khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều 41; khoản 1 và khoản 2 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;

c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 và khoản 2 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; các khoản 1, 2, 3, điểm a khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;

d) Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; các điểm a, c và g khoản 3 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;

đ) Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 41; Điều 42; khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao;

e) Cục trưởng Cục Thú y xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 42; khoản 2 Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.

9. Kiểm ngư xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 20; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 33; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 53 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.

10. Kiểm lâm xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 23 và Điều 43 theo thẩm quyền quy định tại Điều 54 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 56. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

1. Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép văn bằng chứng chỉ Thuyền trưởng, máy trưởng hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này mà hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bờ hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 57. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

1. Việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản; chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố, hóa chất khác và thủy sản khai thác hoặc thu hồi thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập theo quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy hoặc thu hồi sản phẩm vi phạm đang lưu thông trên thị trường;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tiêu hủy hoặc thu hồi sản phẩm vi phạm đang lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập xem xét, ban hành văn bản xác nhận việc tổ chức, cá nhân bị xử phạt đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính. Trường hợp không cấp văn bản xác nhận thì ban hành văn bản về việc chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính và nêu rõ lý do.

2. Việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc vây bắt, tiêu diệt thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập theo quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm vây bắt, tiêu diệt thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống bằng phương pháp gia nhiệt từ 90°C trở lên hoặc cấp đông hoặc sơ chế, chế biến;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc vây bắt, tiêu diệt, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập xem xét, ban hành văn bản xác nhận việc tổ chức, cá nhân bị xử phạt đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính. Trường hợp không cấp văn bản xác nhận thì ban hành văn bản về việc chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính và nêu rõ lý do.

3. Việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm phá dỡ tàu cá;

b) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải có trách nhiệm chuyển đổi mục đích sử dụng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng phải thực hiện trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày đầu tiên tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc phá dỡ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập về việc khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo về khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập xem xét, ban hành văn bản xác nhận việc tổ chức, cá nhân bị xử phạt đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính. Trường hợp không cấp văn bản xác nhận thì ban hành văn bản về việc chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính và nêu rõ lý do.

4. Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của tổ chức, cá nhân bị xử phạt được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 58. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện hành vi vi phạm

1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản.

2. Việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm thực hiện theo quy định của Chính phủ về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 59. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Điều 60. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính

1. Bổ sung một số từ, cụm từ tại một số điều như sau:

a) Bổ sung cụm từ “khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản” vào sau từ “bia” tại khoản 1 Điều 1;

b) Bổ sung từ “khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản” vào sau từ “bia” tại khoản 1 Điều 2.

2. Bổ sung điểm k vào sau điểm i khoản 1 Điều 6 như sau:

“k) Danh mục X: Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản”.

3. Bổ sung điểm m vào sau điểm l khoản 2 Điều 9 như sau:

“m) Thanh tra chuyên ngành thủy sản và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về thủy sản”.

4. Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 2 Điều 12 như sau:

“i) Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng các Chi cục: Kiểm lâm, Kiểm lâm vùng, Kiểm ngư vùng; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng các Cục: Kiểm lâm, Kiểm ngư, Lâm nghiệp, Thủy sản; Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

5. Bổ sung khoản 9 vào sau khoản 8 Điều 18 như sau:

“9. Cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về thủy sản:

a) Thanh tra chuyên ngành thủy sản và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về thủy sản;

b) Kiểm ngư, Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển”.

6. Bổ sung Danh mục X vào sau Danh mục IX thuộc Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Điều 61. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng quy định của Nghị định này.

2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản để giải quyết.

Điều 62. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2) Khánh.

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ)

DANH MỤC X

PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ PHÁT HIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THỦY SẢN

(Kèm theo Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)

1. Thiết bị, dụng cụ đo độ dài.

2. Thiết bị ghi âm và ghi hình.

3. Thiết bị phân tích mẫu thủy sản, sản phẩm thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

4. Thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình; máy chủ lưu trữ hành trình tàu cá từ thiết bị giám sát tàu cá; thiết bị giám sát hành trình tàu cá; thiết bị xác định vị trí (định vị; định vị vệ tinh).

5. Thiết bị quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

6. Máy vi tính, máy tính bảng lưu trữ kết quả thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 38/2024/ND-CP

Hanoi, April 05, 2024

 

DECREE

PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON FISHERIES

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on penalties for administrative violations dated June 20, 2012, and the Law on amendments to the Law on penalties for administrative violations dated November 13, 2020;

Pursuant to the Law on Fisheries dated November 21, 2017;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam;

The Government of Vietnam promulgates a Decree prescribing penalties for administrative violations against regulations on fisheries.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

1. This Decree deals with violations, penalties, fines, remedial measures against administrative violations, the power to impose administrative penalties and the power to make records of administrative violations against regulations on fisheries.

2. Other administrative violations against regulations on fisheries which are not prescribed in this Decree shall be governed by other relevant regulations of laws on penalties for administrative violations within the scope of state management.

Article 2. Entities incurring administrative penalties

1. Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”) that commit administrative violations specified in this Decree.

2. Organizations that are liable to administrative penalties as prescribed in this Decree include:

a) Economic organizations that are duly established under the Law on Enterprises and/or the Law on Investment, including: Private enterprises, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships and organizations that are established under the laws of foreign countries and engaging in business in Vietnam;

b) Economic organizations that are duly established under the Law on Co-operatives, including: Co-operatives and cooperative unions;

c) Socio-political organizations, social organizations, and socio-professional organizations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Household businesses that are required to register their business as prescribed by law, business families, and fishing-vessel owners shall incur the same penalties as those incurred by individuals for committing the administrative violations specified in this Decree.

Article 3. Prescriptive periods

The prescriptive period for imposition of penalties for a violation in fisheries sector is 02 years.

Article 4. Penalties and remedial measures

1. Fine shall be the primary penalty imposed for an administrative violation in fisheries sector.

2. Additional penalties that may be imposed for violations in fisheries sector include:

a) Suspension of the violating entity’s license, practicing certificate or operations for a fixed period;

b) Confiscation of exhibits and instrumentalities for committing administrative violations.

3. In addition to the remedial measures stated in Points a, b, d, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on Penalties for Administrative Violations, the remedial measures specified in this Decree shall also be imposed, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Enforced transfer of the fish that is included in Group I of the List of endangered, rare and precious aquatic species and has died to competent authorities;

c) Enforced additional release of aquatic species as prescribed;

d) Enforced repurposing, or, if repurposing conditions are not met, destruction of aquatic species, aquatic breeds, aquaculture feeds or aqua environmental remediation products;

dd) Fishing vessel owners are compelled to cover costs for bringing their fishermen seized by foreign competent authorities into Vietnam;

e) Enforced return of certifications, confirmations, licenses, written approvals or certificates which have been erased, falsified or altered;

g) Enforced capture and destruction of live fish species released or escaped into natural environment, or products of illegal breeding of live fish species;

h) Enforced recall of aquaculture feeds and aqua environmental remediation products;

i) Enforced invalidation of survey results;

k) Enforced relocation or demolition of aquaculture works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



m) Enforced repurposing or breaking up of fishing vessels;

n) Enforced flying of the national flag of the Socialist Republic of Vietnam or nationality flags as prescribed;

o) Foreign fishing vessels (except container ships) that carry fishery products from illegal, unreported and unregulated fishing for import, temporary import into or transit through Vietnam are compelled to leave the territory of Vietnam;

p) Enforced return of encroached areas;

q) Enforced re-export, or, if re-export conditions are not met, destruction of imported aquaculture feeds and aqua environmental remediation products.

4. Repeat or re-commission of a violation in fisheries sector shall be taken into account as an aggravating factor when considering imposing penalties for that violation, unless such act of repeat or re-commission is considered as an administrative violation prescribed in this Decree.

Article 5. Fines and power to impose fines and other penalties for administrative violations

1. The maximum fine for a violation against regulations on fisheries committed by an individual is VND 1.000.000.000.

2. The fines prescribed in Chapter II of this Decree are imposed for administrative violations committed by individuals. The fine imposed on an organization is twice as much as the one imposed on an individual for committing the same administrative violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Imposition of penalties for the administrative violations in points c and dd clause 1, point c clause 2, point b clause 3 Article 20 of this Decree shall be subject to the following provisions:

a) If the owner of a fishing vessel is not its captain, each of the violating entities will be liable to the corresponding penalties and remedial measures for violating entities and that administrative violation;

b) If the owner of a fishing vessel is also its captain, the primary penalty shall only be imposed upon the capital, and all additional penalties and remedial measures shall be imposed for that administrative violation.

5. Depending on its nature, severity and consequences, penalties for an administrative violation which is transferred from another authority as prescribed in clause 1 Article 63 of the Law on Penalties for Administrative Violation shall be imposed as prescribed in this Decree.

In case the exhibits of violations are aquatic species included in the List of endangered, rare and precious species that need prioritized protection, they shall be treated as species included in Group I of the List of endangered, rare and precious aquatic species.

6. Penalties for violations against regulations on commercial fishing of aquatic species in Appendices I, II and III of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES), if not liable to criminal prosecution, shall be imposed as follows:

a) Penalties for violations involving aquatic species in CITES Appendix I shall be same as those of violations involving aquatic species in Group I of the List of endangered, rare and precious aquatic species;

b) Penalties for violations involving aquatic species in CITES Appendix II or III shall be same as those of violations involving aquatic species in Group II of the List of endangered, rare and precious aquatic species.

7. Monetary value of aquatic species in CITES Appendix I or aquatic species, products and parts thereof in CITES Appendix II or III involved in administrative violations must be determined as the basis for criminal prosecution or imposition of administrative penalties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Territorial waters in which commercial fishing is permitted are those which are dedicated to Vietnamese-flagged fishing vessels, and shown on vessel monitoring system and vessel tracking unit (VTU) installed on fishing vessels.

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES

Section 1. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AQUATIC RESOURCE PROTECTION

Article 6. Violations against regulations on protection of aquatic habitats

1. The following fines shall be imposed for violations against regulations on protection of aquatic habitats, if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for using fishing nets, tools, equipment and other instruments to impede movement pathways of aquatic species when carrying out fishing operations by using fixed fishing gears in rivers, lakes and lagoons, or to impede natural migration pathways of aquatic species;

b) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for using fishing nets, tools, equipment and other instruments to destroy aquatic resources, aquatic ecosystems, breeding grounds, or areas where juvenile fish lives, or to destroy the habitats of aquatic species in the List of endangered, rare and precious aquatic species or the list of endangered, rare and precious species that need prioritized protection;

c) A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed for encroaching, appropriating or harming protected areas of aquatic resources;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Additional penalties:

Exhibits and instrumentalities for committing the violations specified in Clause 1 of this Article shall be confiscated.

3. Remedial measures:

Enforced restoration to the original condition which has been changed by any of the administrative violations prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 7. Violations against regulations on commercial fishing in no-take zones

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for failing to use fishing vessels or using fishing vessels of less than 06 m in overall length for carrying out commercial fishing in no-take zones or areas where the commercial fishing is banned for a fixed period, if not liable to criminal prosecution.

2. The following fines shall be imposed for carrying out commercial fishing in no-take zones or areas where the commercial fishing is banned for a fixed period, if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 06 m, or more, but less than 12 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

3. The following fines shall be imposed for using fishing vessels used in trawls, or light-combined fishing occupations and gears (except squid hand-lining) for carrying out commercial fishing in no-take zones or areas where the commercial fishing is banned for a fixed period, if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 06 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 06 m, or more, but less than 12 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length;

d) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

dd) A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 90.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

4. The following fines shall be imposed for catching undersized fish or exceeding the allowable by catch limit by more than 15%:

a) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed if the exceeding amount of catches is less than 30 kg;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed if the exceeding amount of catches is from 100 kg to less than 200 kg;

d) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed if the exceeding amount of catches is 200 kg or more.

5. Additional penalties:

Fish and fishing gears shall be confiscated in case of commission of any of the violations in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Enforced release of the fish that is still alive into their habitats in case of commission of any of the violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 8. Violations against regulations on management of endangered, rare and precious aquatic species

1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for failure to strictly comply with the written approval or plan for catching of endangered, rare and precious aquatic species or aquatic species in CITES Appendices.

2. The following fines shall be imposed for illegal fishing of aquatic species in Group II of the List of endangered, rare and precious aquatic species or aquatic species in CITES Appendix II, if not liable to criminal prosecution:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 05 kg to less than 10 kg;

c) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 10 kg to less than 20 kg;

d) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 20 kg to less than 30 kg;

dd) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 60.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 30 kg to less than 40 kg;

e) A fine ranging from VND 60.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 40 kg to less than 50 kg;

g) A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 80.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 50 kg to less than 60 kg;

h) A fine ranging from VND 80.000.000 to VND 90.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 60 kg to less than 70 kg;

i) A fine ranging from VND 90.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 70 kg to less than 80 kg;

k) A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 120.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 80 kg to less than 100 kg;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The following fines shall be imposed for illegal fishing of aquatic species in Group I of the List of endangered, rare and precious aquatic species or aquatic species in CITES Appendix I, if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of less than 05 kg;

b) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 05 kg to less than 10 kg;

c) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 10 kg to less than 20 kg;

d) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 60.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 20 kg to less than 30 kg;

dd) A fine ranging from VND 60.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 30 kg to less than 40 kg;

e) A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 80.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 40 kg to less than 50 kg;

g) A fine ranging from VND 80.000.000 to VND 90.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 50 kg to less than 60 kg;

h) A fine ranging from VND 90.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 60 kg to less than 70 kg;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) A fine ranging from VND 120.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of from 80 kg to less than 100 kg;

l) A fine ranging from VND 150.000.000 to VND 200.000.000 shall be imposed for the violation involving a total catch of 100 kg or more.

4. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for failure to adequately release the required quantity of produced aquatic breeds of endangered, rare and precious species into natural waters within the prescribed time limit when obtaining permission from a competent authority to catch endangered, rare and precious aquatic species for the purposes of research, creation and production of aquatic breeds.

5. Additional penalties:

a) The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for 03 - 06 months in case of commission of the violation specified in Point b Clause 2 or Clause 3 of this Article;

b) Catches shall be confiscated in case of commission of the violation specified in Clause 2 or Clause 3 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Enforced release of the fish that is still alive into their habitats in case of commission of violation specified in Clause 2 or Clause 3 of this Article;

b) Enforced additional release of aquatic species as prescribed in case of commission of the violation specified in Clause 4 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations within the buffer zones of MPAs:

a) Placing buoys against regulations;

b) Carrying out investigations or scientific research without obtaining approval from a competent authority;

c) Operating waterway vehicles against regulations;

d) Organizing tourism activities or providing other services against regulations;

dd) Executing works without permission or against regulations;

e) Carrying out aquaculture or commercial fishing against regulations.

2. A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for commission of one of the violations specified in Clause 1 of this Article within service-administrative sub-zones of MPAs.

3. A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations within ecological restoration sub-zones of MPAs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Performing any prohibited acts in ecological restoration sub-zones.

4. A fine ranging from VND 150.000.000 to VND 200.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations within strictly protected sub-zones:

a) Committing the violation specified in Point a or b Clause 1 of this Article;

b) Performing any prohibited acts in strictly protected sub-zones.

5. Remedial measures:

a) Enforced demolition of construction works which have been executed against regulations in case of commission of any of the violations in Point dd Clause 1, Clause 2 and Point a Clause 3 of this Article;

b) Enforced release of the fish that is still alive into their habitats if carrying out commercial fishing within MPAs against regulations as prescribed in Point e Clause 1, Clause 2 or Point a Clause 3 of this Article;

c) Enforced transfer of the fish that is included in Group I of the List of endangered, rare and precious aquatic species and has died to competent authorities if carrying out commercial fishing within MPAs against regulations as prescribed in Point e Clause 1, Clause 2 or Point a Clause 3 of this Article.

Section 2. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AQUATIC BREEDS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to update information, or updating incorrect information, on production and raising of aquatic breeds as prescribed;

b) Failing to submit written notification of use of parent aquatic breeds to the relevant provincial fishery authority as prescribed;

c) Failing to fully record or keep records of production and raising of aquatic breeds for origin tracing purpose.

2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to comply with regulations on time limits for use of parent aquatic breeds;

b) Failing to maintain the satisfaction of eligibility requirements for production and raising of aquatic breeds when carrying out production and raising of aquatic breeds (other than parent aquatic breeds);

c) Carrying out production and raising of aquatic breeds (other than parent aquatic breeds) against the Certificate of eligibility to carry out production and raising of aquatic breeds.

3. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Failing to maintain the satisfaction of eligibility requirements for production and raising of aquatic breeds when carrying out production and raising of parent aquatic breeds;

c) Carrying out production and raising of aquatic breeds (other than parent aquatic breeds) without obtain a Certificate of eligibility to carry out production and raising of aquatic breeds as prescribed;

d) Performing testing activities without satisfying eligibility requirements as prescribed.

4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for production and raising of parent aquatic breeds (of species other than the key aquatic species) without obtaining a Certificate of eligibility to carry out production and raising of aquatic breeds as prescribed.

5. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for production and raising of parent aquatic breeds (of the key aquatic species) without obtaining a Certificate of eligibility to carry out production and raising of aquatic breeds as prescribed.

6. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for carrying out production and raising of aquatic species that are not included in the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam, or that are not yet recognized or granted permission by a competent authority, if not liable to criminal prosecution.

7. Additional penalties:

a) The production and raising of parent aquatic breeds shall be suspended for a fixed period of 01 – 03 months in case of commission of the violation in Point c Clause 2 or Point b Clause 3 of this Article;

b) Aquatic breed testing shall be suspended for a fixed period of 03 – 06 months in case of commission of the violation in Point d Clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Enforced repurposing, or, if repurposing conditions are not met, destruction of aquatic breeds in case of commission of any of the violations in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article.

Article 11. Violations against regulations on import and export of aquatic breeds

1. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for failing to meet exporting conditions when exporting aquatic breeds of the species included in the List of aquatic species subject to conditional export, unless permitted by competent authorities.

2. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for importing aquatic breeds of the species that are not included in the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam, if not liable to criminal prosecution, unless permitted by competent authorities.

3. Remedial measures:

a) Enforced release of aquatic breeds that are still alive into their habitats or enforced repurposing or, if repurposing conditions are not met, destruction of aquatic breeds in case of commission of the violation in Clause 1 of this Article;

b) Enforced re-export, or, if re-export conditions are not met, destruction of aquatic breeds in case of commission of the violation specified in Clause 2 of this Article.

Article 12. Violations against regulations on naming of aquatic breeds

1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for naming aquatic breeds against regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Enforced removal of violating elements from labels, packages, means of trading or articles showing names of aquatic breeds in case of commission of the violation in Clause 1 of this Article.

Section 3. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AQUACULTURE FEEDS AND AQUA ENVIRONMENTAL REMEDIATION PRODUCTS

Article 13. Violations against regulations on information on aquaculture feeds and aqua environmental remediation products; storage, transport and introduction of imported aquaculture feeds and aqua environmental remediation products at trade fairs or exhibitions

1. The following fines shall be imposed for updating incorrect or inadequate information on aquaculture feeds or aqua environmental remediation products before they are sold on the market:

a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving less than 03 products;

b) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving from 03 to under 05 products;

c) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for the violation involving from 05 to under 10 products;

d) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for the violation involving 10 products or more.

2. The following fines shall be imposed for failing to update information on aquaculture feeds or aqua environmental remediation products before they are sold on the market:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for the violation involving from 03 to under 05 products;

c) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for the violation involving from 05 to under 10 products;

d) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for the violation involving 10 products or more.

3. The following fines shall be imposed for failing to hold a license when storing, transporting or introducing imported aquaculture feeds or aqua environmental remediation products whose ingredients are not included in the List of chemicals, biologicals, microorganisms and ingredients contained in aquaculture feeds permitted for use in Vietnam:

a) A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for the violation involving less than 03 products;

b) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving from 03 to under 05 products;

c) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving from 05 to under 10 products;

d) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for the violation involving 10 products or more.

4. Remedial measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Enforced repurposing, or, if repurposing conditions are not met, destruction of aquaculture feeds and aqua environmental remediation products in case of commission of the violation in Clause 3 of this Article.

Article 14. Violations against requirements to be satisfied by establishments manufacturing, trading and importing aquaculture feeds and aqua environmental remediation products

1. A fine ranging from VND 2.000.000 to VND 4.000.000 shall be imposed upon an importing and trading establishment for commission of one of the following violations:

a) Selling or storing aquaculture feeds and aqua environmental remediation products at places which are not separated from or are polluted with pesticides, fertilizers and/ or other hazardous chemicals;

b) Failing to use appropriate equipment and devices for storing aquaculture feeds and aqua environmental remediation products according to instructions given by their manufacturers or suppliers.

2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for failing to maintain the satisfaction of eligibility requirements for manufacturing of aquaculture breeds and aqua environmental remediation products as prescribed.

3. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for manufacturing aquaculture feeds and aqua environmental remediation products without obtaining a Certificate of eligibility as prescribed.

4. Additional penalties:

Manufacturing of aquaculture feeds and aqua environmental remediation products shall be suspended for a fixed period of 01 – 03 months in case of commission of the violation in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Enforced repurposing, or, if repurposing conditions are not met, destruction of aquaculture feeds or aqua environmental remediation products in case of commission of the violation in Clause 2 or 3 of this Article.

Article 15. Violations against regulations on manufacturing, import and trading of aquaculture feeds and aqua environmental remediation products

1. The following fines shall be imposed for failing to record or keep records of manufacturing activities according to quality control and biosafety procedures:

a) A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for the violation involving less than 05 products;

b) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed for the violation involving from 05 to under 10 products;

c) A fine ranging from VND 7.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving from 10 to under 15 products;

d) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving 15 products or more.

2. The following fines shall be imposed for failing to submit reports on or notification of manufacturing and import activities as prescribed:

a) A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for failing to submit reports on manufacturing and import activities as prescribed;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The following fines shall be imposed for using raw materials of unknown origin for manufacturing of aquaculture feeds or aqua environmental remediation products:

a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving less than 03 products;

b) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving from 03 to under 05 products;

c) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for the violation involving from 05 to under 10 products;

d) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for the violation involving 10 products or more.

4. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for manufacturing, trading or importing each aquaculture feed product or aqua environmental remediation product whose ingredients are not included in the List of chemicals, biologicals, microorganisms and ingredients contained in aquaculture feeds permitted for use in Vietnam without holding a license as prescribed, if not liable to criminal prosecution.

5. The following fines shall be imposed for manufacturing, trading or importing each aquaculture feed product or aqua environmental remediation product whose ingredients are included in the List of chemicals, biologicals and microorganisms prohibited for use, if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for trading;

b) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for manufacturing or importing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Manufacturing and trading of aquaculture feeds and aqua environmental remediation products shall be suspended for a fixed period of 01 – 03 months in case of commission of any of the violations in Point d Clause 3, Clause 4 and Clause 5 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Enforced destruction of aquaculture feeds and aqua environmental remediation products in case of commission of the manufacturing or trading-related violation in Clause 3, 4 or 5 of this Article;

b) Enforced re-export, or, if re-export conditions are not met, destruction of aquaculture feeds and aqua environmental remediation products in case of commission of the import-related violation in Clause 4 or Point b Clause 5 of this Article.

Article 16. Violations against regulations on testing for aquaculture feeds and aqua environmental remediation products

1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for announcing incorrect testing results.

2. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for performing testing activities without satisfying eligibility requirements to do so.

3. Additional penalties:

Testing activities shall be suspended for a fixed period of 03 – 06 months in case of commission of the violation in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Enforced correction of announced testing results in case of commission of the violation specified in Clause 1 of this Article.

b) Enforced invalidation of testing results in case of commission of the violation in Clause 2 of this Article.

Section 4. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON AQUACULTURE

Article 17. Violations against eligibility requirements for aquaculture

1. A fine ranging from VND 2.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to record or keep records of aquatic breeds, aquaculture feeds, aqua environmental remediation products and aquatic veterinary drugs used in aquaculture, and other documents on farming process to facilitate origin tracing;

b) Failing to record or keep records of hatchery-origin endangered, rare and precious aquatic species, and other documents on the farming of these aquatic species to facilitate origin tracing;

c) Failing to follow procedures for registration of cage culture;

d) Performing aquaculture activities at a location other than the registered one.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Engaging in aquaculture without satisfying material facilities or technical equipment requirements;

b) Failing to follow procedures for registration of key aquatic species.

3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for carrying out marine aquaculture without obtaining permission from competent authorities as prescribed.

4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for breeding, farming or cultivating each of the aquatic species that are not included in the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam, if not liable to criminal prosecution.

5. Remedial measures:

a) Enforced relocation or demolition of aquaculture structures in case of commission of the violation in Clause 3 of this Article;

b) Enforced repurposing, or, if repurposing conditions are not met, destruction of aquatic species in case of commission of the violation in Clause 4 of this Article.

Article 18. Violations against regulations on import and export of live fish

1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Importing live fish for human consumption to serve other purposes or without complying with the validity period of the granted license;

c) Importing live fish for human consumption from an exporter or exporting country or through the port of import other than those specified in the granted license;

d) Keeping or storing live fish imported for human consumption at a location other than the licensed one;

dd) Using devices and equipment for keeping or storing live fish imported for human consumption against the control plan;

e) Failing to implement risk management measures set out in the plan for control of life fish or the treatment plan approved by a competent authority after importing live fish for ornamental or entertainment purpose, or display at trade fairs or exhibitions, or scientific research.

2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for making escape of each species of live fish imported for human consumption into the natural environment, or spreading, releasing or illegally breeding live fish imported for human consumption, ornamental or entertainment purpose, or display at trade fairs or exhibitions, or scientific research.

3. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for importing live fish of species that are not included in the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam for human consumption, ornamental or entertainment purpose, or display at trade fairs or exhibitions, or scientific research, without obtaining a license from a competent authority as prescribed.

4. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for exporting live fish of species that are included in the List of aquatic species banned from export or failing to meet exporting conditions when exporting live fish of species that are included in the List of aquatic species subject to conditional export, unless licensed by competent authorities.

5. Additional penalties:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Remedial measures:

a) Enforced re-export, or, if re-export conditions are not met, destruction of live fish shipments in case of commission of the violation in Point b or c Clause 1 of this Article;

b) Enforced re-export, or, if re-export conditions are not met, destruction of live fish shipments imported for human consumption in case of commission of the violation in Clause 4 of this Article;

c) Enforced capture and destruction of live fish species released or escaped into natural environment, or products of illegal breeding of live fish species in case of commission of the violation in Clause 2 of this Article.

Article 19. Violations against regulations on rearing, breeding and artificial propagation of endangered, rare and precious aquatic species or aquatic species included in CITES Appendices on endangered, rare and precious aquatic species

1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to record, or recording inadequate or incorrect information on logbooks of rearing, breeding and artificial propagation of aquatic species included in CITES Appendices;

b) Failing to record, or recording inadequate or incorrect information on logbooks of rearing, breeding and artificial propagation of endangered, rare and precious aquatic species to facilitate origin certification.

2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Failing to obtain a certificate of eligibility to carry out rearing, breeding and artificial propagation of endangered, rare and precious aquatic species as prescribed.

3. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for rearing, breeding and artificial propagation of each endangered, rare and precious aquatic species of unknown origin.

4. Additional penalties:

a) Aquatic species of unknown origin shall be confiscated in case of commission of the violation specified in Clause 3 of this Article;

b) Rearing, breeding and artificial propagation of endangered, rare and precious aquatic species shall be suspended for a fixed period of 01 - 03 months in case of commission of the violation in Point b Clause 2 or Clause 3 of this Article.

Section 5. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMMERCIAL FISHING

Article 20. Serious violations against regulations on commercial fishing

1. A fine ranging from VND 300.000.000 to VND 500.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when using fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length for carrying out commercial fishing within territorial waters;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Failing to maintain the transmission of information from VTU to the vessel monitoring system as prescribed, or knowingly disabling VTU, or failing to install an VTU on a fishing vessel of 24 m, or more, in overall length during its operation;

d) Failing to have or fill in logbooks of commercial fishing, purchase or transshipment of fish of fishing vessels of 24 m, or more, in overall length in case of repeated or re-committed violation;

dd) Failing to maintain the transmission of information from VTU to the vessel monitoring system as prescribed, or knowingly disabling VTU, or failing to install an VTU on a fishing vessel of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length during its operation in case of repeated or re-committed violation.

2. A fine ranging from VND 500.000.000 to VND 700.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when using fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length for carrying out commercial fishing within territorial waters in case of repeated or re-committed violation;

b) Using fishing vessels of 24 m, or more, in overall length for transshipment of fish and fishery products from a fishing vessel that is operated without a fishing license or with an expired one, or for facilitating exploration, search for, trapping or transport of fish of a fishing vessel that is found to have carried out illegal fishing in case of repeated or re-committed violation;

c) Failing to maintain the transmission of information from VTU to the vessel monitoring system as prescribed, or knowingly disabling VTU, or failing to install an VTU on a fishing vessel of 24 m, or more, in overall length during its operation in case of repeated or re-committed violation;

d) Hiding, fabricating or destroying evidence of violations against regulations on commercial fishing and protection of aquatic resources;

dd) Failing to fill in fishing logbook, or filling in fishing logbook or submitting reports against regulations adopted by the Regional fisheries management organization when carrying out commercial fishing within the waters under the this organization's jurisdiction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. A fine ranging from VND 800.000.000 to VND 1.000.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when using fishing vessels of 24 m, or more, in overall length for carrying out commercial fishing within territorial waters.

b) Failing to obtain a fishing license or written approval or using an expired one when carrying out commercial fishing in territorial waters under the jurisdiction of another State or territory or under the jurisdiction of a Regional fisheries management organization;

c) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when operating foreign fishing vessels in territorial waters of Vietnam;

d) Carrying out unauthorized fishing in territorial waters under the jurisdiction of a Regional fisheries management organization using vessels without nationality or those flying the flag of a State that is not a member of this organization;

dd) Using fishing vessels for carrying out commercial fishing against regulations on fishing and protection of aquatic resources in international waters beyond the jurisdiction of Regional fisheries management organizations;

e) Carrying out commercial fishing against regulations within territorial waters under the jurisdiction of a Regional fisheries management organization;

g) Hiding, fabricating or destroying evidence of violations against regulations on commercial fishing and protection of aquatic resources in case of repeated violation;

h) Carrying out fishing operations in excess of total allowable catch approved by a Regional fisheries management organization in case of repeated violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Fish caught shall be confiscated in case of commission of any of the violations in Points a, b and dd Clause 1, Points a, b, c and e Clause 2, Points a, b, c, d, dd, e and h Clause 3 of this Article;

b) Fishing vessels shall be confiscated in case of commission of the violation in Points b, c, d, dd or e Clause 3 of this Article;

c) The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months in case of commission of any of the violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article;

h) The fishing license shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months in case of commission of the violation in Point e Clauses 2, or Point dd, e or h Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

Fishing vessel owners are compelled to cover costs for bringing Vietnamese citizens who are seized by foreign competent authorities into in case of commission of the violation in Point b Clause 3 of this Article.

Article 21. Violations against regulations on fishing zones

1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for using fishing vessels of less than 12 m in overall length for carrying out commercial fishing in coastal zones or inshore zones of another province or central-affiliated city, unless an agreement has been entered into by the People's Committees of two provinces or central-affiliated cities.

2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for using fishing vessels of less than 12 m in overall length for carrying out commercial fishing in inshore or offshore zones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for using fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length for carrying out commercial fishing in coastal or inshore zones.

5. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for using fishing vessels of 24 m, or more, in overall length for carrying out commercial fishing in coastal or inshore zones.

6. The fines that are twice as much as those prescribed in Clauses 2 through 5 of this Article shall be imposed for using fishing vessels used in trawls, light-combined fishing occupations and gears (except squid hand-lining) for carrying out commercial fishing in coastal zones.

7. The following fines shall be imposed for operating fishing vessels crossing boundaries of zones permitted for fishing at sea without obtaining a written approval (except force majeure events):

a) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 12 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

d) A fine ranging from VND 150.000.000 to VND 200.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

8. Additional penalties:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 03 - 06 months in case of commission of any of the violations in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article.

c) The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months in case of commission of the violation in Clause 7 of this Article.

Article 22. Violations against regulations on fishing quotas

1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for carrying out commercial fishing in excess of the granted fishing quota by 10% to under 20%.

2. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for carrying out commercial fishing in excess of the granted fishing quota by 20% to 30%.

3. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for carrying out commercial fishing in excess of the granted fishing quota by more than 30%.

4. Additional penalties:

a) The exceeding amount of catches shall be confiscated in case of commission of the violation in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article.

b) The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months in case of commission of the violation in Clause 2 or Clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to carry the original or certified true copy of the fishing license when operating fishing vessels for commercial fishing;

b) Using fishing vessels of 06 m, or more, but less than 12 m in overall length for carrying out a fishing occupation other than the one specified in the fishing license;

c) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when using fishing vessels of 06 m, or more, but less than 12 m in overall length for carrying out commercial fishing in inland waters.

2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when using fishing vessels of 06 m, or more, but less than 12 m in overall length for carrying out commercial fishing in the territorial waters of Vietnam;

b) Using fishing vessels of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length for carrying out a fishing occupation other than the one specified in the fishing license;

c) Failing to obtain a fishing license or using an expired one when using fishing vessels of 15 m, or more, in overall length for carrying out commercial fishing in inland waters.

3. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Using fishing vessels of 15 m, or more, in overall length for carrying out a fishing occupation other than the one specified in the fishing license.

4. A fine ranging from VND 60.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for repeat or re-commission of the violation in Clause 3 of this Article.

5. Additional penalties:

a) Catches shall be confiscated in case of commission of any of the violations in Point c Clause 1, Clauses 2, 3 and 4 of this Article;

b) Fishing gears shall be confiscated in case of commission of any of the violations in Point b Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article;

c) The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months in case of commission of any of the violations in Point c Clause 1, Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

Article 24. Violations against regulations on transshipment or facilitation of illegal fishing

1. The following fines shall be imposed for exploration, search for, or trapping of aquatic resources for a fishing vessel which is found to carry out commercial fishing in no-take zones, or within the period during which it is banned from fishing, or to catch undersized fish, or to use banned fishing occupations and gears:

a) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 12 m in overall length or other waterway vehicles;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A fine ranging from VND 60.000.000 to VND 80.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length.

2. The following fines shall be imposed for exploration, search for, trapping, transshipment or transport of the fish of a fishing vessel which is operated without a fishing license or with an expired one, or without an VTU installed during its operation, or without maintaining the transmission of information from its VTU to the vessel monitoring system, or on which the VTU is disabled during its operation:

a) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 60.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 12 m in overall length or other waterway vehicles;

b) A fine ranging from VND 60.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 80.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length.

3. The following fines shall be imposed for carrying out transshipment or transport of aquatic resources from fishing vessels that are used for carrying out illegal fishing beyond the territorial waters of Vietnam:

a) A fine ranging from VND 80.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 12 m in overall length or other waterway vehicles;

b) A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 150.000.000 to VND 200.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The fish caught from illegal fishing shall be confiscated in case of commission of any of the violations in Clauses 1, 2 and 3 of this Article;

b) The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 03 - 06 months in case of commission of any of the violations in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 25. Violations against regulations on logbooks and reports on fishing operations, purchase and transshipment

1. A fine ranging from VND 2.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to submit reports on fishing operations conducted by a fishing vessel of 06 m, or more, but less than 12 m in overall length;

b) Recording incorrect or inadequate information in logbooks of fishing, purchase or transshipment operations carried out by a fishing vessel of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length.

2. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to have, or fill in, or submit logbooks of fishing, purchase or transshipment operations carried out by a fishing vessel of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length;

b) Recording incorrect or inadequate information in logbooks of fishing, purchase or transshipment operations carried out by a fishing vessel of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Failing to have, or fill in, or submit logbooks of fishing, purchase or transshipment operations carried out by a fishing vessel of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

b) Recording incorrect or inadequate information in logbooks of fishing, purchase or transshipment operations carried out by a fishing vessel of 24 m, or more, in overall length.

4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to have, or fill in, or submit logbooks of fishing, purchase or transshipment operations carried out by a fishing vessel of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length in case of re-committed violation;

b) Failing to have or fill in logbooks of fishing, purchase or transshipment operations carried out by a fishing vessel of 24 m, or more, in overall length;

c) Recording incorrect or inadequate information in logbooks of fishing, purchase or transshipment operations carried out by a fishing vessel of 24 m, or more, in overall length in case of repeated or re-committed violation.

5. Additional penalties:

The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 03 - 06 months in case of commission of the violation in Clause 4 of this Article.

Article 26. Violations against regulations on fishery operations carried out by foreign entities in territorial waters of Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Failing to inform a competent authority of Vietnam before operating vessels into the territorial waters of Vietnam;

b) Entering a port other than the one specified in the fishing license;

c) Failing to carry on board all documents required by the law of Vietnam;

d) Failing to have, or fill in, or submit, or recording inadequate information in logbooks of fishing, purchase and transshipment operations, or failing to submit reports as prescribed;

dd) Failing to embark supervisors, or disembarking supervisors at a location other than the prescribed one, or failing to provide adequate working and living conditions for supervisors as prescribed by the law of Vietnam.

2. A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 200.000.000 shall be imposed for failing to comply with fishing zones, fishing gears or scope of activities specified in the fishing license.

3. A fine ranging from VND 200.000.000 to VND 300.000.000 shall be imposed for repeat or re-commission of the violation in Clause 1 or 2 of this Article.

4. Additional penalties:

a) The fishing license shall be suspended for a fixed period of 03 - 06 months in case of commission of the violation in Clause 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 27. Violations against regulations on fishing occupations and gears

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for failing to mark fishing gears or marking fishing gears against regulations or illegally discarding fishing gears into natural waters.

2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for using fishing gears in a manner that obstructs or causes damage to other entities that are carrying out legal fishing operations, or anchoring at the place where the fishing gear of another entity that is carrying out legal fishing operations is placed.

3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for production, trading, transport or storage of fishing gears banned from use in commercial fishing.

4. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for carrying out commercial fishing using banned fishing occupations or gears, if not liable to criminal prosecution.

5. Additional penalties:

a) Fishing gears banned from use in commercial fishing shall be confiscated in case of commission of the violation in Clause 3 or Clause 4 of this Article;

b) The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 03 - 06 months in case of commission of the violation in Clause 4 of this Article.

Article 28. Violations against regulations on use of electricity in commercial fishing

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for storage, transport or trading in electrofishing equipment.

3. The following fines shall be imposed for carrying out fishing operations using electrofishing equipment or direct current from generators on board fishing vessels:

a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 06 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 06 m, or more, but less than 12 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length;

d) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, in overall length.

4. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for carrying out commercial fishing using direct current from electrical grids, if not liable to criminal prosecution.

5. Additional penalties:

a) Electrofishing equipment, generators and fishing gears shall be confiscated in case of commission of any of the violations in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Remedial measures:

Enforced release of the fish that is still alive into their habitats in case of commission of any of the violations in Clauses 1, 3 and 4 of this Article.

Article 29. Violations against regulations on storage and use of banned substances or chemicals, toxic substances, explosives or poisonous plants in commercial fishing

1. The following fines shall be imposed for storage of banned substances or chemicals, toxic substances, or poisonous plants on board fishing vessels:

a) A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 06 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 06 m, or more, but less than 15 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

d) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

2. The following fines shall be imposed for storage of banned substances or chemicals, toxic substances, or poisonous plants on board fishing vessels in case of repeated or re-committed violation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 06 m, or more, but less than 15 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

d) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 25.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

3. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for carrying out commercial fishing using banned substances or chemicals, toxic substances, explosives, poisonous plants or other chemicals, if not liable to criminal prosecution.

4. Additional penalties:

a) Banned substances or chemicals, toxic substances, and poisonous plants shall be confiscated in case of commission of any of the violations in Clauses 1, 2 and 3 of this Article;

b) The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 03 - 06 months in case of commission of the violation in Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

Enforced destruction of banned substances or chemicals, toxic substances, poisonous plants, other chemicals, and the fish caught in case of commission of any of the violations in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A fine ranging from VND 2.000.000 to VND 4.000.000 shall be imposed for flying flags against regulations, or failing to fly the nationality flag or the national flag of the Socialist Republic of Vietnam on an operating fishing vessel.

2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for repeat or re-commission of the violation in Clause 1 of this Article.

3. Remedial measures:

Enforced flying of the national flag of the Socialist Republic of Vietnam and the nationality flag as prescribed in case of commission of the violation in Clause 1 or Clause 2 of this Article.

Section 6. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON FISHING VESSELS, FISHING PORTS AND SHELTERED ANCHORAGES

Article 31. Violations against regulations on building and modification of fishing vessels

1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for building or modifying fishing vessels against approved technical designs.

2. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for building or modifying fishing vessels without approved technical designs.

3. A fine ranging from VND 80.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for building or modifying fishing vessels without obtaining a Certificate of eligibility to carry out building and modification of fishing vessels as prescribed, or building or modifying fishing vessels against such certificate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 06 m, or more, but less than 15 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 80.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 200.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

5. Additional penalties:

a) Operations of the facility that is eligible to carry out building and modification of fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 01 – 03 months in case of commission of the violation in Clause 1 or Clause 2 of this Article;

b) The fishing license shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months in case of modification of fishing vessels without obtaining written approval from competent authorities as prescribed in Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Enforced restoration to the original condition in case of commission of the violation involving modification of fishing vessels prescribed in Clause 4 of this Article;

b) Enforced repurposing, or, if repurposing conditions are not met, breaking up of fishing vessels in case of commission of the violation involving building of fishing vessels prescribed in Clause 4 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for importing fishing vessels in one of the following cases:

a) Characteristics and technical specifications of the fishing vessel are different from those specified in the import license, unless fishing vessels are given as aid by foreign Governments or entities to Vietnam;

b) The fishing vessel is included in the List of fishing vessels used for illegal fishing announced by a regional fisheries management organization or Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO).

2. Additional penalties:

Fishing vessels shall be confiscated in case of commission of the violation in Point b Clause 1 of this Article.

3. Remedial measures:

Enforced re-export, or, if re-export conditions are not met, repurposing, or breaking up, or dumping of fishing vessels in case of commission of the violation in Point a Clause 1 of this Article.

Article 33. Violations against regulations on technical safety of fishing vessels

1. A fine ranging from VND 500.000 to VND 1.000.000 shall be imposed for failing to carry a Certificate of technical safety on board a fishing vessel during its operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 2.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 12 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

d) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for operating a fishing vessel of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length without a Certificate of technical safety or with an expired one.

4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for operating a fishing vessel of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length without a Certificate of technical safety or with an expired one.

5. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for operating a fishing vessel of 24 m, or more, in overall length without a Certificate of technical safety or with an expired one.

Article 34. Violations against regulations on survey of fishing vessels

1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed for failing to submit adequate reports on survey of fishing vessels as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for signing or using specialized seal and records against regulations when preparing documents concerning surveys of fishing vessels and equipment on board fishing vessels.

4. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for falsifying survey results, or performing surveys inconsistently with national technical regulations on classification and building of ships, or carrying out survey procedures for a fishing vessel which does not bear identification marks as prescribed.

5. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Carrying out survey of fishing vessels without obtaining a certificate of eligibility to perform survey of fishing vessels;

b) Carrying out survey of fishing vessels against the certificate of eligibility to perform survey of fishing vessels;

c) Carrying out survey of fishing vessels without maintaining the satisfaction of eligibility requirements as prescribed.

6. Additional penalties:

a) The surveyor card shall be suspended for a fixed period of 03 – 06 months in case of commission of the violation in Clause 3 of this Article;

b) Operations of the fishing vessel survey facility shall be suspended for a fixed period of 01 - 03 months in case of commission of the violation in Clause 4 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Enforced invalidation of survey results in case of commission of the violation in Clause 4 or 5 of this Article;

b) Enforced revocation of certificate of eligibility to perform survey of fishing vessels in case of commission of the violation in Point b or c Clause 5 of this Article.

Article 35. Violations against regulations on communication equipment and vessel tracking units (VTUs) on board fishing vessels

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for removing VTU from a fishing vessel which is not operated at sea without supervision as prescribed.

2. The following fines shall be imposed for failing to provide, or insufficiently providing, communication equipment for fishing vessels:

a) A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 2.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 12 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 12 m, or more, but less than 15 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

d) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Failing to comply with regulations in cases where the VTU installed on a fishing vessel of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length fails to operate or is unable to transmit information and data from the fishing vessel to the fishing vessel monitoring data center during its operation;

b) Failing to submit report, or submitting a report containing inaccurate information, on the installation of VTU on a fishing vessel, or failing to submit written reports before providing VTU to supervisory authorities as prescribed;

c) Failing to use lead seals after installing VTUs on fishing vessels as prescribed, or failing to send the specimen of lead seal to supervisory authorities as prescribed, or installing VTUs on fishing vessels against regulations;

d) Failing to keep confidentiality of vessel tracking data as prescribed;

dd) Inputting inaccurate information on fishing vessel, fishing vessel owner and/or code of VTU into the vessel monitoring software.

4. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Re-commission of the violation in Clause 3 of this Article;

b) Replacing the lead seal of VTU installed on a fishing vessel without reporting to competent authorities.

5. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Sending VTU of another fishing vessel which is being operated at sea.

6. A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 300.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Providing VTUs that are to be installed on fishing vessels but fail to meet technical requirements as prescribed.

b) Failing to maintain the transmission of information from VTU to the vessel monitoring system as prescribed, or knowingly disabling VTU, or failing to install an VTU on a fishing vessel of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length during its operation;

c) Failing to comply with regulations in cases where the VTU installed on a fishing vessel of 24 m, or more, in overall length fails to operate or is unable to transmit information and data from the fishing vessel to the fishing vessel monitoring data center during its operation.

7. Additional penalties:

The captain's license or certificate of competence to operate fishing vessels shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months in case of commission of any of the violations in Clause 5 and Points b, c, d Clause 6 of this Article.

Article 36. Violations against regulations on marking of fishing vessels

1. A fine ranging from VND 500.000 to VND 1.000.000 shall be imposed for failing to make identification marking, or making identification marking against regulations, on fishing vessels of 06 m, or more, but less than 12 m in overall length.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. A fine ranging from VND 2.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed for failing to make identification marking, or making identification marking against regulations, on fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length.

4. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for failing to make identification marking, or making identification marking against regulations, on fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

Article 37. Violations against regulations on registration of fishing vessels

1. A fine ranging from VND 500.000 to VND 1.000.000 shall be imposed for failing carry the original or certified true copy of the ship‘s certificate of registry on board a fishing vessel during its operation.

2. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 2.000.000 shall be imposed for failing to display the registration number, or displaying the registration number against regulations, or displaying a registration number other than the one granted by a competent authority on the fishing vessel.

3. The following fines shall be imposed for failing to carry out procedures for re-registration of fishing vessels:

a) A fine ranging from VND 6.000.000 to VND 8.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 15 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 8.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 12.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A fine ranging from VND 6.000.000 to VND 8.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 15 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 8.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 12.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

5. The following fines shall be imposed for using fishing vessels which are not yet registered for carrying out commercial fishing:

a) A fine ranging from VND 6.000.000 to VND 8.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 15 m in overall length;

b) A fine ranging from VND 8.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 15 m, or more, but less than 24 m in overall length;

c) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 12.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

6. The following fines shall be imposed for using fishing vessels which are not yet registered for carrying out commercial fishing in case of repeated or re-committed violation:

a) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 12.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of less than 15 m in overall length;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A fine ranging from VND 14.000.000 to VND 16.000.000 shall be imposed for the violation involving fishing vessels of 24 m, or more, in overall length.

7. Remedial measures:

Enforced repurposing, or, if repurposing conditions are not met, breaking up of fishing vessels in case of commission of the violation in Clause 6 of this Article.

Article 38. Violations against regulations on crew members and other persons on board fishing vessels

1. A fine ranging from VND 300.000 to VND 500.000 shall be imposed upon a crew member or another person working on board a fishing vessel for failure to carry their identification papers.

2. A fine ranging from VND 500.000 to VND 1.000.000 shall be imposed upon a crew member working on board a fishing vessel whose name is not included in the crew list.

3. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) The captain, or chief engineer, mate, or fitter of a fishing vessel fails to possess qualifications or certifications as prescribed;

b) Failing to have a crew list on board a fishing vessel as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The following fines shall be imposed for failing to buy insurance for crew members working on board a fishing vessel:

a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed for the violation involving less than 03 crew members working on board the fishing vessel;

b) A fine ranging from VND 7.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for the violation involving from 03 to under 05 crew members working on board the fishing vessel;

c) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving from 05 to under 10 crew members working on board the fishing vessel;

d) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for the violation involving 10 crew members working on board the fishing vessel, or more.

Article 39. Violations against regulations on fishing ports and sheltered anchorages

1. A fine ranging from VND 2.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to notify or giving a notification containing inadequate information to the port authority before the fishing vessel enters or leaves a fishing port;

b) A fishing vessel of 15 m, or more, in overall length fails to enter a port included in the List of fishing ports designated for fishing vessels operating in offshore zones for unloading its catches;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for operating a fishing vessel or other waterway vehicles in a manner that causes damage to port facilities.

3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for destruction, alteration or replacement of equipment and/or facilities of a fishing port.

4. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for unlawfully encroaching land, waters or any facilities of a fishing port.

5. Additional penalties:

The exhibits and instrumentalities used for committing the violation in Clause 3 of this Article shall be confiscated.

6. Remedial measures:

a) Enforced restoration to the original condition in case of commission of the violation in Clause 2 or Clause 3 of this Article;

b) Enforced return of areas unlawfully encroached in case of commission of the violation in Clause 4 of this Article.

Article 40. Violations against regulations on fishing port management

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Failing to collect logbooks of fishing, purchase and transshipment operations and reports on fishing operations;

b) Failing to issue internal regulations of the fishing port;

c) Failing to publicly post the port’s internal regulations at the fishing port;

d) Failing to provide working place for regulatory authorities to carry out inspections, supervisions or control of compliance with laws at the fishing port;

dd) Failing to immediately inform regulatory authorities of fishing vessels carrying out illegal fishing;

e) Failing to supervise, or failing to report, or submitting late reports, or submitting reports containing inadequate or inaccurate information, or failing to update data on fishing vessels entering and leaving the fishing port, quantity and species of the fish, quantity of the fish unloaded at the fishing port as prescribed.

2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to certify the fish and fishery products unloaded at the fishing port or making certification against regulations on origin of the fish unloaded at the fishing port;

b) Making certification of arrival or departure to a fishing vessel which does not really enter the port.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for allowing the unloading of catches of illegal origin at the fishing port.

5. The fines that are twice as much as those prescribed in Clauses 2 through 4 of this Article shall be imposed for repeated or re-committed violations.

Section 7. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COLLECTION, PRELIMINARY PROCESSING, PROCESSING, STORAGE AND TRANSPORT OF FISH AND FISHERY PRODUCTS

Article 41. Violations against regulations on collection, trading, handling, preliminary processing, processing, preservation and transport of fish and fishery products

1. The following fines shall be imposed for illegal collection, trading, storage, preliminary processing, processing, preservation or transport of fish, fishery products and parts thereof of species included in Group II of the List of endangered, rare and precious aquatic species without satisfying conditions laid down in laws, or fish, fishery products and parts thereof of unknown origin of endangered, rare and precious aquatic species included in CITES Appendix II or III, if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of less than 20 kg;

b) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of from 20 kg to under 50 kg;

c) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of from 50 kg to under 100 kg;

d) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of from 100 kg to under 200 kg;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 60.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of 500 kg, or more.

2. The following fines shall be imposed for illegal collection, trading, storage, preliminary processing, processing, preservation or transport of fish, fishery products and parts thereof of species included in Group I of the List of endangered, rare and precious aquatic species, or fish, fishery products and parts thereof of unknown origin of endangered, rare and precious aquatic species included in CITES Appendix I, if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of less than 10 kg;

b) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of from 10 kg to under 20 kg;

c) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 60.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of from 20 kg to under 50 kg;

d) A fine ranging from VND 60.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of from 50 kg to under 100 kg;

dd) A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 80.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of from 100 kg to under 500 kg;

e) A fine ranging from VND 80.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of 500 kg, or more.

3. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for collection, trading, preliminary processing, preservation or transport of the fish of illegal fishing, or aquatic species which are not included in the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam, or aquatic species of unknown origin.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The fish, fishery products and parts thereof of endangered, rare and precious aquatic species shall be confiscated in case of commission of the violation in Clause 1 or 2 of this Article.

5. Remedial measures:

Enforced destruction of aquatic species in case of commission of the violation in Clause 3 of this Article.

Article 42. Violations against regulations on import, export, temporary import, re-export and transit of fishery products processed from catches, export and import of fish

1. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Failing to provide documents serving inspection or failing to provide accurate information as prescribed on fishery products processed from catches which are imported and transported by container ships;

b) Documents and/or evidences declaring that fishery products imported to Vietnam originate from catches do not comply with regulation on prevention of illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing.

2. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Importing fishery products against the import license (if required);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 60.000.000 shall be imposed for illegal import of aquatic species that are not included in the List of aquatic species licensed for sale in Vietnam, if not liable to criminal prosecution.

4. The following fines shall be imposed for mixing raw materials of domestic catches with those processed from catches imported to Vietnam for export to markets where catch certificate or statement is required:

a) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of mixed raw materials of less than 100 kg;

b) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of mixed raw materials of from 100 kg to under 500 kg;

c) A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 150.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of mixed raw materials of from 500 kg to under 1.000 kg;

d) A fine ranging from VND 150.000.000 to VND 200.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of mixed raw materials of from 1.000 kg to under 2.000 kg;

dd) A fine ranging from VND 200.000.000 to VND 300.000.000 shall be imposed for the violation involving a quantity of mixed raw materials of 2.000 kg, or more.

5. The following fines shall be imposed for import, temporary import, re-export or transit of fishery products originating from IUU fishing against regulations of competent coastal countries or regional fisheries management organizations:

a) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for the violation involving a shipment of less than 100 kg;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A fine ranging from VND 300.000.000 to VND 500.000.000 shall be imposed for the violation involving a shipment of from 500 kg to under 1.000 kg;

d) A fine ranging from VND 500.000.000 to VND 800.000.000 shall be imposed for the violation involving a shipment of from 1.000 kg to under 2.000 kg;

dd) A fine ranging from VND 800.000.000 to VND 1.000.000.000 shall be imposed for the violation involving a shipment of 2.000 kg, or more.

6. The following fines shall be imposed for illegal export of aquatic species included in the List of aquatic species subject to conditional export without satisfying exporting conditions as prescribed, if not liable to criminal prosecution:

a) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for the violation involving a shipment of less than 100 kg;

b) A fine ranging from VND 100.000.000 to VND 300.000.000 shall be imposed for the violation involving a shipment of from 100 kg to under 500 kg;

c) A fine ranging from VND 300.000.000 to VND 500.000.000 shall be imposed for the violation involving a shipment of from 500 kg to under 1.000 kg;

d) A fine ranging from VND 500.000.000 to VND 800.000.000 shall be imposed for the violation involving a shipment of from 1.000 kg to under 2.000 kg;

dd) A fine ranging from VND 800.000.000 to VND 1.000.000.000 shall be imposed for the violation involving a shipment of 2.000 kg, or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Shipments shall be confiscated in case of commission of any of the violations in Point a Clause 2, Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article;

b) Export of fishery products to markets where catch certificate or statement is required shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months in case of commission of any of the violations in Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article.

8. Remedial measures:

Foreign fishing vessels (except container ships) that carry fishery products of IUU fishing for import, temporary import into or transit through Vietnam are compelled to leave the territory of Vietnam in case of commission of the violation in Clause 5 of this Article.

Section 8. OBSTRUCTION OF STATE MANAGEMENT OF FISHERIES

Article 43. Acts of obstructing state management of fisheries

1. The following fines shall be imposed for failing to bear inspection and supervision of competent authorities:

a) A fine ranging from VND 4.000.000 to VND 6.000.000 shall be imposed for failing to bear inspection and supervision of competent authorities, or uttering words or taking actions threatening, offending or hurting the honor and dignity of law enforcers, or enticing or tempting others in carrying out aquaculture, or manufacturing or trading aquaculture feeds/aqua environmental remediation products or production and raising of aquatic breeds;

b) A fine ranging from VND 6.000.000 to VND 8.000.000 shall be imposed for failing to bear inspection and supervision of competent authorities, or uttering words or taking actions threatening, offending or hurting the honor and dignity of law enforcers, or enticing or tempting others in commercial fishing and protection of aquatic resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 44. Violations against regulations on certifications, licenses and written approvals and other regulations on fisheries

1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for knowingly erasing, altering or falsifying contents of any certifications, licenses or written approvals issued in fisheries sector.

2. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for commission of one of the following violations:

a) Taking advantage of investigation and assessment of aquatic resources to cause adverse influence on lawful rights and interests of other organizations or individuals;

b) Providing, accessing and using information/data on aquatic resources against regulations;

3. Remedial measures:

Enforced return of certifications, confirmations, licenses, written approvals or certificates which have been erased, falsified or altered in case of commission of the violation in Clause 1 of this Article.

Chapter III

POWER TO RECORD ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND IMPOSE PENALTIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The persons below are entitled to make records of administrative violations:
1. The persons having the power to impose administrative penalties mentioned in Articles 46 through 54 of this Decree.

2. Officials and public employees of people’s army or people’s police working at regulatory authorities mentioned in Article 47, Article 48 and Article 49 hereof; officials and public employees of authorities performing fisheries state management tasks.

Article 46. Power of Chairpersons of people’s committees

1. Chairpersons of commune-level People’s Committees shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 5.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures specified in Points a, b, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

2. Chairpersons of District-level People’s Committees shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 100.000.000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. Chairpersons of Provincial People’s Committees shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;

b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and those mentioned in Clause 3 Article 4 herein.

Article 47. Power of people’s police forces

1. On-duty soldiers of people’s police forces shall have the power to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Heads of company-level Mobile Police Units, heads of police stations, and team leaders in charge of managing the soldiers mentioned in Clause 1 of this Article shall have the power to:

Impose a fine up to VND 1.500.000.

3. Commune-level Police Chiefs, Heads of Police Posts, Heads of Police Stations at border gates, export processing zones, Heads of International Airport Police Offices, Majors of Mobile Police Battalions, and Captains of Squadrons shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 2.500.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures specified in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Heads of district-level police agencies, heads of professional divisions of the following authorities, including the Internal Political Security Department, the Police Department for Administration of Social Order, the Traffic Police Department, the Department of Fire Prevention, Fighting and Rescue, the Department of Cybersecurity, Hi-Tech Crime Prevention and Control, and the Immigration Department, and heads of provincial-level police departments, including: Internal Political Security Divisions; Police Divisions for Social Order Administration; Police Departments for Social Order Crimes; Investigation Police Divisions for Corruption, Economic and Smuggling Crimes; Investigation Police Divisions for Drug Crimes; Traffic Police Divisions; Road and Railway Traffic Police Divisions; Road Traffic Police Divisions; Waterway Police Divisions; Mobile Police Divisions; Criminal Judgment Execution and Judicial Assistance Divisions; Police Divisions for Prevention and Control of Environmental Crimes; Firefighting, Prevention and Rescue Police Divisions; Cyber​security, Hi-Tech Crime Prevention and Control Divisions; Immigration Divisions; Economic Security Divisions; and External Security Divisions; Colonels of Mobile Police Regiments; and Captains of Squadrons, shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 25.000.000;

b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 hereof.

5. Directors of Provincial-level Police Departments shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 100.000.000;

b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 hereof.

6. Directors of Internal Political Security Department, Economic Security Department, Police Department for Administrative Management of Social Order, Investigation Police Department for Social Order Crimes, Police Department for Investigation into Corruption, Economic and Smuggling Crimes, Investigation Police Department for Investigation into Drug Crimes, Traffic Police Department, Firefighting, Prevention and Rescue Police Department, the Police Department for Prevention and Control of Environmental Crimes, the Cybersecurity, Hi-tech Crimes Prevention and Control Department, the Internal Security Department, the Police Department for Management of Retention and Execution of Criminal Judgements at Community, and Commander of the Mobile Police shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;

b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 hereof.

Article 48. Power of border guard forces

1. On-duty soldiers of border guard forces shall have the power to:

Impose a fine up to VND 500.000.

2. Heads of border guard stations and team leaders in charge of managing the soldiers mentioned in Clause 1 of this Article shall have the power to:

Impose a fine up to VND 2.500.000.

3. Leaders of Task Force Teams for drug and crime prevention and control which are put under the control of Task Force Commissions for drug and crime prevention and control shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 10.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Heads of border-guard posts, commanders of border-guard flotillas and commanders of port border guards shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 25.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Leaders of Task Force Teams for drug and crime prevention and control affiliated to the Department of Drug and Crime Prevention and Control under the control of the Command of Border Guards shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 100.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

6. Commanders of Provincial-level Border Guard Forces, Captains of Naval Border Guard Squadrons, and Director of the Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to the Command of Border Guards shall have the power to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 49. Power of coast guard forces

1. On-duty coast guard officers shall have the power to:

Impose a fine up to VND 1.500.000.

2. Coastguard team leaders shall have the power to:

Impose a fine up to VND 5.000.000.

3. Coastguard squad leaders and captains of coastguard stations shall have the power to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Enforce the remedial measures specified in Points a, c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Commanders of coastguard platoons shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 25.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures specified in Points a, c, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Captains of Naval Border Guard Squadrons; Heads of Reconnaissance Commissions; Heads of Task Force Commissions for Drug Crime Prevention and Control under the control of the Command of Coast Guard of Vietnam shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Impose a fine up to VND 100.000.000;

b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures specified in Points a, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

7. The Commander of Vietnam Coast Guard shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;

b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Customs officials on duty shall have the power to:

Impose a fine up to VND 500.000.

2. Team Leaders; Group Leaders of Customs Sub-departments; Leaders of Groups in Control Teams affiliated to provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; Leaders of Teams in Post-clearance Inspection Sub-departments, shall have the power to:

Impose a fine up to VND 5.000.000.

3. Directors of Customs Sub-departments; Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments; Leaders of Control Teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; Leaders of Criminal Investigation Teams; Leaders of Smuggling Control Teams; Captains of Maritime Control Flotillas and Leaders of Anti-smuggling, Counterfeit Product Control and Intellectual Property Teams affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department; Directors of Post-clearance Inspection Sub-departments affiliated to the Post-clearance Inspection Department shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 25.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures specified in Points d, dd and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Directors of Anti-smuggling and Investigation Department; Post-clearance Audit Department affiliated to General Department of Customs; Directors of Customs Departments of provinces shall have the power to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures specified in Points d, dd and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Director General of General Department of Customs shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;

b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures specified in Points d, dd and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 51. Power of market surveillance forces

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Impose a fine up to VND 500.000.

2. Leaders of Market Surveillance Teams and Heads of Professional Divisions under the control of the Departments of Market Surveillance Operations shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 25.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures specified in Points a, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. Directors of Provincial-level Market Surveillance Departments and Directors of Market Surveillance Operations Departments affiliated to Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for a fixed period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The Director General of Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for a fixed period;

d) Enforce the remedial measures specified in Points a, d, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 52. Power of inspecting authorities

1. During the performance of their duties, agriculture and rural development inspectors and the officers assigned to conduct specialized inspections shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 500.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Chief inspectors of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development; heads of specialized inspection teams of Department of Fisheries; Director of Quality, Processing and Market Development Department, and heads of specialized inspection teams of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50.000.000;

b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and those mentioned in Clause 3 Article 4 herein.

3. Heads of specialized inspection teams in fisheries sector established by the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 250.000.000;

b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Chief Inspector of the Ministry of Agriculture and Rural Development; Director of Department of Fisheries; Director of Department of Animal Health; Director of Quality, Processing and Market Development Department shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;

b) Suspend practicing certificates/licenses or suspend operations for a fixed period;

c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, d, dd, e and g Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 53. Power of fisheries surveillance forces

1. Fisheries surveillance officials on duty shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 2.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Impose a fine up to VND 10.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures specified in Points a and b Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. Directors of regional fisheries surveillance sub-departments shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 100.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

c) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and d Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Director of Department of fisheries resource surveillance shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 1.000.000.000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Confiscate the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and d Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 54. Power of forest protection forces

1. Forest protection officers on duty shall have the power to:

Impose a fine up to VND 500.000.

2. Heads of forest protection stations shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 10.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause.

3. Heads of district-level forest protection offices; heads of mobile ranger and forest fire prevention and fighting teams shall have the power to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Enforce the remedial measures specified in Points a and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Directors of Forest Protection Sub-departments, Directors of Regional Forest Protection Sub-Departments, and Leaders of Task Force Teams for Forest Protection affiliated to the Forest Protection Department shall have the power to:

a) Impose a fine up to VND 50.000.000;

b) Confiscate the exhibits and instrumentalities which have been used for committing administrative violation but are worth less than an amount which is twice as much as the fine specified in Point a of this Clause;

c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for a fixed period;

d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Director of the Forest Protection Department shall have the power to:

a) Impose fines up to the maximum fine for violations in forestry sector specified in Article 24 of the Law on penalties for administrative violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Suspend licenses/practicing certificates or operations for a fixed period;

d) Enforce the remedial measures specified in Points a, b and dd Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations and in Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 55. Determination of power to impose penalties

1. Director of Department of Fisheries, and Chairpersons of Provincial People’s Committees shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Chapter II of this Decree.

2. Chairpersons of commune-level people’s committees; Chairpersons of district-level people’s committees shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Points a and b Clauses 1 Article 6; Article 7; Clause 1, Points a, b, c, d, dd, e, g, h and i Clause 2 and Points a, b, c, d, dd, e, g and h and Clause 3 Article 8; Clause 1, Clause 2 Article 9; Article 10; Article 11; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and Clause 6 Article 21; Article 22; Article 23; Clause 1, Clause 2 and Point a Clause 3 Article 24; Article 25; Clause 1 Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Clause 1, Clause 2 and Points a, b Clause 3 Article 31; Article 32; Article 33; Article 34; Clauses 1, 2, 3 and 5 Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Clause 1, Clause 2, Points a Clauses 3 and Point a Clauses 4 Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Clauses 1 and 2 Article 46 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.

3. People’s police forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 18; Article 19; Article 21; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 33; Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Article 47 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.

4. Border guard forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 11; Clause 3 Article 13; Clause 1 Article 14; Article 18; Article 20; Article 21; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 32; Article 33; Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Article 42; Clause 1 and Point b Clause 2 Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Article 48 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.

5. Coast guard forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 20; Article 21; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 33; Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 41; Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Article 49 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.

6. Customs authorities shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 11; Clause 3 and Point b Clause 4 Article 15; Article 18; Article 32; Article 42 and Clause 1 Article 44 under their authority prescribed in Article 50 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Power to impose administrative penalties of inspectors and authorities assigned to carry out specialized inspections in fisheries:

a) Inspectors of agriculture and rural development sector and persons who are assigned to conduct specialized inspections in fisheries shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Clause 1 Article 38 under their authority prescribed in Clause 1 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks;

b) Chief inspectors of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development; heads of specialized inspection teams of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development; heads of specialized inspection teams of Department of Fisheries shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Point a Clause 1 Article 6; Clause 1, Clause 2, Points a, b and c Clause 3 and Clause 4 Article 7; Clause 1, Points a, b, c and d Clause 2 and Points a, b and c Clause 3 Article 8; Article 10; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and Points a, b, c Clause 6 Article 21; Article 22; Clauses 1, 2 and 3 Article 23; Point a Clause 1 Article 24; Article 25; Article 27; Article 28; Clause 1 and 2 Article 29; Article 30; Clause 1, Clause 2, Point a Clause 4 Article 31; Article 33; Article 34; Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Points a, b, c, d and dd Clause 1, Points a, b Clause 2 and Clause 3 Article 41; Clause 1 and Clause 2 Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Clause 2 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks;

c) Heads of specialized inspection teams in fisheries of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Clause 1 and Clause 2 Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 31; Article 32; Article 33; Article 34; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Clauses 1, 2, 3, Point a Clause 4 and Point a Clause 5 Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Clause 3 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks;

d) Chief Inspection of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; Article 11; Article 12; Article 13; Article 14; Article 15; Article 16; Article 17; Article 18; Article 19; Points a, c and g Clause 3 Article 20; Article 21; Article 22; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 31; Article 32; Article 33; Article 34; Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Clause 4 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks;

dd) Director of Quality, Processing and Market Development Department shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 41; Article 42; Clause 2 Article 43 and Clause 1 Article 44 under his/her authority prescribed in Clause 4 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.

e) Director of Department of Animal Health shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 42; Clause 2 Article 43 and Clause 1 Article 44 under his/her authority prescribed in Clause 4 Article 52 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.

9. Fisheries surveillance forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 20; Article 21; Article 23; Article 24; Article 25; Article 26; Article 27; Article 28; Article 29; Article 30; Article 33; Article 35; Article 36; Article 37; Article 38; Article 39; Article 40; Article 41; Article 42; Article 43 and Article 44 under their authority prescribed in Article 53 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.

10. Forest protection forces shall have the power to impose penalties for the administrative violations prescribed in Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 23 and Article 43 under their authority prescribed in Article 54 of this Decree and within the ambit of their assigned functions and tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. In cases where only fine is imposed for an administrative violation against regulations on fisheries, the person who has the power to impose penalties is entitled to impound one of the following documents in the following order: captain’s or chief engineer’s license or certificate, or license to operate vessels or other necessary documents concerning the exhibits and instrumentalities until the violating entity has completely implemented the penalty imposition decision. If the abovementioned documents are not available, the exhibits and instrumentalities of the administrative violation will be impounded.

In case the additional penalty which is confiscation of exhibits and instrumentalities of the violation is imposed for an administrative violation prescribed in this Decree, the person who has the power to impose penalties is entitled to request the violating entity to operate their vessel to shore or to the office of his/her working authority for handling or to impound the exhibits and instrumentalities of the violation within his/her jurisdiction.

2. Authority and procedures for implementing preventive measures and enforcing penalties for administrative violations in fisheries sector shall comply with provisions of the Law on penalties for administrative violations.

Article 57. Imposition of remedial measures

1. Implementation of the remedial measure that is enforced destruction of aquaculture feeds, aqua environmental remediation products; banned substances or chemicals, toxic substances, poisonous plants and/or other chemicals and the fish caught or recall of aquaculture feeds and aqua environmental remediation products shall be subject to the following provisions:

a) Within 30 days from the receipt of the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures as prescribed in Article 65 of the Law on penalties for administrative violations, the violating entity shall carry out the destruction or recall of violating products which are being sold on the market;

b) Within 05 working days upon completion of the destruction or recall of violating products which are being sold on the market, the violating entity shall send a written report on their completion of remedial measure to the authority of the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures;

c) Within 03 working days from the receipt of the report on completion of remedial measure, the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures shall consider issuing a written certification that the violating entity has successfully completed the remedial measure, or a written refusal to give this certification in which reasons for such refusal must be indicated.

2. Implementation of the remedial measure that is enforced capture and destruction of live aquatic species released or escaped into natural environment, or products of illegal breeding of live aquatic species shall be subject to the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Within 05 working days upon completion of the capture or destruction, the violating entity shall send a written report on their completion of remedial measure to the authority of the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures;

c) Within 03 working days from the receipt of the report on completion of remedial measure, the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures shall consider issuing a written certification that the violating entity has successfully completed the remedial measure, or a written refusal to give this certification in which reasons for such refusal must be indicated.

3. Implementation of the remedial measure that is enforced breaking up or repurposing of fishing vessels shall be subject to the following provisions:

a) Within 30 days from the receipt of the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures, the violating entity shall carry out the breaking up of their fishing vessel;

b) In case of repurposing of the fishing vessel, within 60 days from the receipt of the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures, the violating entity shall be responsible for repurposing their fishing vessel. Such repurposing must be completed within 180 days from the day on which such repurposing starts;

c) Within 05 working days upon completion of the breaking up or repurposing of the fishing vessel, the violating entity shall send a written report on their completion of remedial measure to the authority of the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures;

d) Within 03 working days from the receipt of the report on completion of remedial measure, the person that issued the penalty imposition decision or decision to separately impose remedial measures shall consider issuing a written certification that the violating entity has successfully completed the remedial measure, or a written refusal to give this certification in which reasons for such refusal must be indicated.

4. Documents on the implementation of remedial measures by the violating entity shall be kept together with the penalty imposition dossier in accordance with regulations of law on archives.

Article 58. Technical and professional facilities and equipment for detecting violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Management, use and list of technical and professional facilities and equipment used for detecting violations shall comply with the Government's regulations on list, management and use of technical and professional facilities and equipment, and collection and use of data obtained from technical and professional facilities and equipment provided by organizations and individuals for detecting administrative violations.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 59. Effect

1. This Decree comes into force from May 20, 2024.

2. This Decree supersedes the Government’s Decree No. 42/2019/ND-CP dated May 16, 2019 on penalties for administrative violations against regulations on fisheries.

Article 60. Amendments to Government’s Decree No. 135/2021/ND-CP dated December 31, 2021 prescribing list, management and use of technical and professional facilities and equipment, and procedures for collection and use of data obtained from technical and professional facilities and equipment provided by organizations and individuals for detecting administrative violations

1. Some words and phrases are added to Articles as follows:

a) The phrase “khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản” (“commercial fishing, protection of aquatic resources and aquaculture”) is added following the word “bia” (“beer”) in Clause 1 Article 1;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Point k is added following Point i Clause 1 Article 6 as follows:

 “k) List X: Technical and professional facilities and equipment used for detecting administrative violations in commercial fishing, protection of aquatic resources and aquaculture”.

3. Point m is added following Point l Clause 2 Article 9 as follows:

“m) Inspectors in fisheries sector and authorities assigned to perform specialized inspections in fisheries sector".

4. Point i Clause 2 Article 12 is amended as follows:

 “i) Chief inspectors of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development; Directors of Forest Protection Sub-departments, Directors of Regional Forest Protection Sub-Departments; Directors of Provincial Departments of Agriculture and Rural Development; Directors General of the Forest Protection Department, Fisheries Surveillance Department, Department of Forestry, and Department of Fisheries; Chief Inspector of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam”.

5. Clause 9 is added following Clause 8 Article 18 as follows:

“9. The following authorities and units shall receive and collect data on administrative violations in fisheries sector:

a) Inspectors in fisheries sector and authorities assigned to perform specialized inspections in fisheries sector;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Border guard forces and coast guard forces”.

6. List X is added following List IX in the Appendix enclosed with this Decree.

Article 61. Transition

1. This Decree shall apply to the administrative violations in fisheries sector which have been committed before the effective date of this Decree but are detected afterwards or are under consideration if this Decree does not provide for any legal liability or imposes less severe legal liability.

2. In case there is a complaint filed against a decision on imposition of administrative penalty in fisheries sector which has been issued or implemented before this Decree comes into force, the complaint shall be solved in accordance with the Government’s Decree No. 42/2019/ND-CP dated May 16, 2019.

Article 62. Responsibility for implementation

1. The Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall organize and inspect the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, and Chairpersons of People’s Committees of provinces or central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Decree.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Luu Quang

 

APPENDIX

(Enclosed with the Government's Decree No. 38/2024/ND-CP dated April 05, 2024)

LIST X

TECHNICAL AND PROFESSIONAL FACILITIES AND EQUIPMENT USED FOR DETECTING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON FISHERIES

(Enclosed with the Government's Decree No.135/2021/ND-CP dated December 31, 2021)

1. Equipment and tools used for measuring length.

2. Audio and video recording devices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Equipment used for extracting data and information from vessel tracking unit (VTU); servers used for storing vessel tracking data obtained from VTUs; VTUs; equipment used for determining locations (positioning; satellite-based positioning).

5. Environmental monitoring equipment used in aquaculture.

6. Computers and tablets used for storing data and information obtained from technical and professional facilities and equipment.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 38/2024/NĐ-CP ngày 05/04/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28.234

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.243.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!