Cá nhân ương dưỡng giống thủy sản không áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng thì có được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hay không?
- Cá nhân ương dưỡng giống thủy sản có quyền ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung nào?
- Cá nhân ương dưỡng giống thủy sản không áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng thì có được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hay không?
- Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản?
Cá nhân ương dưỡng giống thủy sản có quyền ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có quyền sau đây:
a) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
b) Được tham gia tập huấn về quy định liên quan đến giống thủy sản;
c) Quảng cáo giống thủy sản theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
d) Khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản có các quyền như sau:
- Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
- Được tham gia tập huấn về quy định liên quan đến giống thủy sản;
- Quảng cáo giống thủy sản theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
- Khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản có quyền ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản theo quy định.
Cá nhân ương dưỡng giống thủy sản không áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng thì có được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân ương dưỡng giống thủy sản không áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng thì có được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hay không?
Điều kiện cơ sở ương dưỡng giống thủy sản được quy định tại Điều 24 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
b) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
c) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
d) Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Tổ chức, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Theo quy định, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
- Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
- Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học.
Như vậy, cá nhân ương dưỡng giống thuỷ sản muốn được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản thì phải áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học.
Trường hợp cá nhân không áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng thì không đáp ứng đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thuỷ sản.
Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản?
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở.
3. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
...
Như vậy, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản được phân định như sau:
(1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại mục (1).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?