Cá nhân, tổ chức có thể thành lập Đài phát thanh truyền hình được hay không? Các loại dịch vụ phát thanh, truyền hình nào mà tổ chức, cá nhân có thể kinh doanh?
Cá nhân, tổ chức có thể thành lập Đài phát thanh truyền hình được không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ ban hành quy định như sau:
"Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh) là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh.
..."
Đồng thời căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV thì:
"Điều 4. Vị trí và chức năng
1. Đài Truyền thanh - Truyền hình hoặc Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện) là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện.
..."
Theo những quy định trên thì Đài Phát thanh truyền hình là đơn vị trực thuộc Cơ quan Nhà nước. Do đó cá nhân, tổ chức không thể thành lập mà chỉ có cơ quan Nhà nước mới có thẩm quyền được thành lập Đài Phát thanh truyền hình (ví dụ như Ủy ban nhân dân).
Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức vẫn được quyền kinh doanh dịch vụ phát thanh truyền hình.
Cá nhân, tổ chức có thể thành thành lập Đài phát thanh truyền hình được hay không?
Các loại dịch vụ phát thanh, truyền hình nào mà tổ chức, cá nhân có thể kinh doanh?
Các loại dịch vụ phát thanh, truyền hình mà cá nhân, tổ chức có thể cung cấp, quản lý, sử dụng được phân loại tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2016/NĐ-CP như sau:
"Điều 4. Phân loại dịch vụ phát thanh, truyền hình
1. Các loại dịch vụ phát thanh, truyền hình, bao gồm:
a) Dịch vụ truyền hình mặt đất: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
b) Dịch vụ truyền hình cáp: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình cáp áp dụng các công nghệ khác nhau để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ, gồm: Dịch vụ truyền hình cáp tương tự; dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số; dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV);
c) Dịch vụ truyền hình qua vệ tinh: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình qua vệ tinh để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
d) Dịch vụ truyền hình di động: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình di động mặt đất, truyền hình di động qua vệ tinh, truyền hình qua mạng viễn thông di động mặt đất để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
đ) Dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng kết nối mạng Internet thông qua các địa chỉ tên miền của trang thông tin điện tử hoặc các địa chỉ Internet xác định do Việt Nam quản lý để truyền tải các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ."
Như vậy có bốn loại hình dịch vụ là dịch vụ truyền hình mặt đất, dịch vụ truyền hình cáp, dịch vụ truyền hình qua vệ tinh, dịch vụ truyền hình qua di động, dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet.
Các cá nhân, tổ chức được thực hiện kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình dưới các hình thức nào?
Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 06/2016/NĐ-CP như sau:
"Điều 4. Phân loại dịch vụ phát thanh, truyền hình
...
2. Các dịch vụ phát thanh, truyền hình quy định tại Khoản 1 Điều này được cung cấp đến người sử dụng theo hai phương thức quảng bá và trả tiền, như sau:
a) Dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá là dịch vụ do doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cung cấp cho người sử dụng dịch vụ tự do mà không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát hoặc ràng buộc điều kiện thu tín hiệu;
b) Dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền là dịch vụ do doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cung cấp cho người sử dụng dịch vụ có áp dụng biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát và ràng buộc điều kiện thu tín hiệu."
Như vậy chỉ có các doanh nghiệp thì mới được kinh doanh dịch vụ phát thanh truyền hình và sẽ thực hiện theo phương thức quảng bá và trả tiền như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trao Huy hiệu Đảng đợt 3 2: Mẫu Kế hoạch trao Huy hiệu Đảng? Mức tặng thưởng kèm theo Huy hiệu Đảng?
- Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành từ 2025 theo Thông tư 06/2025/TT-BCA?
- Tháng 12 âm lịch 2024 có 29 hay 30 ngày? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
- Lịch nghỉ Tết bưu điện 2025? Bưu điện làm việc đến bao nhiêu Tết 2025? Bưu điện làm lại vào mùng mấy Tết?
- Mẫu thư chúc tết nhân viên hay, ý nghĩa? Thư chúc Tết Nguyên đán doanh nghiệp gửi đến nhân viên?