Cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có hành vi đưa hối lộ cho Ban thanh tra nội bộ ở đại học quốc gia thì sẽ bị xử lý thế nào?
- Cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có hành vi đưa hối lộ cho Ban thanh tra nội bộ ở đại học quốc gia thì sẽ bị xử lý thế nào?
- Hành vi đưa hối lộ cho Ban thanh tra nội bộ ở đại học quốc gia sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân thuộc đối tượng thanh tra phạm tội đưa hối lộ là gì?
Cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có hành vi đưa hối lộ cho Ban thanh tra nội bộ ở đại học quốc gia thì sẽ bị xử lý thế nào?
Hành vi đưa hối lộ cho Ban thanh tra nội bộ ở đại học quốc gia (Hình từ internet)
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Xử lý vi phạm
...
2. Đơn vị, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
a) Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực, chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra;
c) Vu cáo, vu khống đối với người làm nhiệm vụ thanh tra;
d) Đưa hối lộ;
đ) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
...
Theo đó, căn cứ trên quy định cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có hành vi đưa hối lộ cho Ban thanh tra nội bộ ở đại học quốc gia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hành vi đưa hối lộ cho Ban thanh tra nội bộ ở đại học quốc gia sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì cá nhân thuộc đối tượng thanh tra có hành vi đưa hối lộ cho Ban thanh tra nội bộ ở đại học quốc gia thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân thuộc đối tượng thanh tra phạm tội đưa hối lộ là gì?
Theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân thuộc đối tượng thanh tra phạm tội đưa hối lộ như sau:
- Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Lợi ích phi vật chất.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+ Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
- Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
- Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?