Cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm có bị Nhà nước thu hồi đất không?
- Cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm có bị Nhà nước thu hồi đất không?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi đất đối với cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm?
- Thông báo thu hồi đất đối với cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm có hiệu lực bao lâu?
Cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm có bị Nhà nước thu hồi đất không?
Cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm có bị Nhà nước thu hồi đất không, căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định:
Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.
5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
...
Như vậy, cá nhân sử dụng đất hủy hoaị đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm thì sẽ bị Nhà nước thu hồi đất theo quy định.
Cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm có bị Nhà nước thu hồi đất không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi đất đối với cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm?
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi đất đối với cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2024 quy định:
Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;
b) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất đối với cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tiếp tục vi phạm.
Thông báo thu hồi đất đối với cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm có hiệu lực bao lâu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 85 Luật Đất đai 2024 quy định:
Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
...
2. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm phối hợp với đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
5. Hiệu lực của thông báo thu hồi đất là 12 tháng tính từ ngày ban hành thông báo thu hồi đất.
Như vậy, hiệu lực của thông báo thu hồi đất đối với cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm sẽ là 12 tháng tính từ ngày ban hành thông báo thu hồi đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn quyền sử dụng đất cho hợp tác xã thông qua hình thức nào theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?