Cá nhân phải đạt tiêu chuẩn nào về phẩm chất nghề nghiệp để được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường mầm non?
Hiệu trưởng trường mầm non có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ vào điểm a, điểm b khoản 1 Điều 10 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
“Điều 10. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;
b) Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;
...”
Theo đó thì hiệu trưởng trường mầm non phải có trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại trường mầm non.
Cá nhân phải đạt tiêu chuẩn nào về phẩm chất nghề nghiệp để được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường mầm non?
Hiệu trưởng trường mầm non phải đạt những tiêu chuẩn gì về phẩm chất nghề nghiệp?
Căn cứ vào Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT (điểm a khoản 3 Điều này bị ngưng hiệu lực một số quy định bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT) quy định như sau:
“Điều 4. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp
Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường, có phong cách làm việc khoa học; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.
1. Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc
a) Mức đạt: Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường;
b) Mức khá: Thường xuyên tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định trong nhà trường;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực trong nhà trường về đạo đức nghề nghiệp; có ảnh hưởng tích cực và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, phong cách làm việc khoa học trong nhà trường.
2. Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường
a) Mức đạt: Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường;
b) Mức khá: Lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường;
c) Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường.
3. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
b) Mức khá: Chủ động tự học, cập nhật phát triển kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em;
c) Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em.”
Theo đó, hiệu trưởng trường mầm non phải đạt các tiêu chuẩn về phẩm chất nghề nghiệp như đạo đức, phong cách làm việc, tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân theo quy định trên.
Hiệu trưởng trường mầm non phải đạt tiêu chuẩn thế nào về xây dựng môi trường giáo dục?
Căn cứ vào Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
“Điều 6. Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ phòng chống bạo lực học đường
1. Tiêu chí 12. Xây dựng văn hóa nhà trường
a) Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường theo quy định;
b) Mức khá: Xây dựng được các điển hình tiên tiến về thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nội quy của nhà trường;
c) Mức tốt: Tạo lập được môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng văn hóa nhà trường.
2. Tiêu chí 13. Thực hiện dân chủ trong nhà trường
a) Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định;
b) Mức khá: Phát huy quyền làm chủ của các thành viên, các tổ chức trong nhà trường để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; bảo vệ những cá nhân công khai bày tỏ ý kiến; chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường;
c) Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
3. Tiêu chí 14. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
a) Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của nhà trường về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
b) Mức khá: Có giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đường, vi phạm quy định về trường học an toàn;
c) Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Như vậy, hiệu trưởng trường mầm non phải đạt được những tiêu chuẩn về xây dựng môi trường giáo dục theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?