Cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì để được kinh doanh pháo hoa theo quy định pháp luật hiện nay?

Cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì để được kinh doanh pháo hoa theo quy định pháp luật hiện hành? - Câu hỏi của chị Trúc (Lâm Đồng)

Cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì để được kinh doanh pháo hoa theo quy định pháp luật hiện hành?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa như sau:

Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa
...
2. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa thì được xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa;
b) Pháo hoa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng trên từng loại pháo hoa.

Như vậy, theo quy định trên các điều kiện về việc kinh doanh pháo hoa chỉ áp dụng đổi với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

Do đó, cá nhân không được kinh doanh pháo hoa.

Cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì để được kinh doanh pháo hoa theo quy định pháp luật hiện hành?

Cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì để được kinh doanh pháo hoa theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)

Cá nhân kinh doanh pháo với khối lượng bao nhiêu thì bị phạt tiền?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán pháo như sau:

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Theo đó, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về việc xử lý hành vi vi phạm buôn bán pháo như sau:

Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Buôn bán pháo nổ dưới 0,5 kilôgam;
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Buôn bán pháo nổ từ 0,5 kilôgam đến dưới 1 kilôgam;
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Buôn bán pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam;
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Buôn bán pháo nổ từ 2 kilôgam đến dưới 3 kilôgam;
...
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Buôn bán pháo nổ từ 3 kilôgam đến dưới 4 kilôgam;
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Buôn bán pháo nổ từ 4 kilôgam đến dưới 5 kilôgam;
...
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Buôn bán pháo nổ từ 5 kilôgam đến dưới 6 kilôgam;
...
8. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
...
c) Buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên;
...
9. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng cấm tương ứng quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Như vậy, cá nhân thực hiện hành vi kinh doanh buôn bán pháo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với mức độ vi phạm cũng như khối lượng pháo sử dụng cho mục đích kinh doanh của cá nhân.

Cá nhân kinh doanh pháo với khối lượng bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi theo khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
l) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.”;
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
...

Như vậy, cá nhân có hành vi kinh doanh buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người thực hiện hành vi vi phạm nêu trên có thể bị thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng lên đến mức phạt cao nhất là 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm lên đến 15 năm tùy vào trường hợp phạm tội cụ thể.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháo hoa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÁO HOA
Kinh doanh pháo hoa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh sách các cửa hàng bán pháo hoa Bộ Quốc phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Nơi bán pháo hoa Bộ Quốc phòng? Danh sách các cửa hàng bán pháo hoa Bộ Quốc phòng hiện nay?
Pháp luật
Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng online như thế nào? Cách liên hệ đặt hàng pháo hoa Z121 dịp Tết 2024?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng các giàn phun pháo hoa của Bộ Quốc phòng năm 2024? Giá của từng loại pháo hoa Bộ Quốc phòng năm 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng của cá nhân bán trên mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử có an toàn hay không?
Pháp luật
Danh sách những cửa hàng bán pháo hoa Bộ Quốc phòng tại thành phố Đà nẵng? Giá pháo hoa Bộ Quốc phòng hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Danh sách những cửa hàng bán pháo hoa Bộ Quốc phòng tại Đồng Nai? Bộ Quốc phòng có những loại pháo hoa nào?
Pháp luật
Hết tết thì có được phép mua pháo hoa Bộ Quốc phòng tại các cơ sở bán lẻ không? Sắp tới có những ngày lễ nào sẽ được tổ chức bắn pháo hoa nổ?
Pháp luật
Pháo hoa được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không? Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cá nhân có được tự sản xuất pháo hoa để kinh doanh hay không? Trường hợp nào sẽ được sản xuất pháo hoa để kinh doanh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Pháo hoa
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,120 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Pháo hoa Kinh doanh pháo hoa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào