Cá nhân nuôi trâu, bò muốn hưởng mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp áp dụng cho hộ cận nghèo cần đáp ứng điều kiện gì?
Cá nhân nuôi trâu, bò có được áp dụng chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?
(1) Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 58/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 18. Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ
1. Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, cây ăn quả, rau.
2. Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm.
3. Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra."
(2) Đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp: quy định tại Điều 2 Nghị định 58/2018/NĐ-CP:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp).
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp."
Theo đó, có thể thấy cá nhân thực hiện hoạt động chăn nuôi trâu, bò thuộc đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho cá nhân nuôi trâu, bò
Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cụ thể cho cá nhân nuôi trâu, bò là bao nhiêu?
Mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cụ thể được quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2018/NĐ-CP:
"Điều 19. Mức hỗ trợ
1. Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
2. Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường: Hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp."
Có thể thấy, tùy trường hợp cá nhân có thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hay không thì mức hỗ trợ tối đa cũng sẽ khác nhau. Theo đó, cá nhân thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì sẽ được hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp; cá nhân không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Cá nhân nuôi trâu, bò muốn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo diện hộ cận nghèo cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP có quy định về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 cụ thể như sau:
"Điều 3. Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
...
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Chuẩn hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025."
Như vậy, để được xem là hộ cận nghèo, cá nhân trước hết cần đáp ứng các tiêu chuẩn nói trên theo quy định của pháp luật, sau đó mới xét đến các điều kiện cụ thể để hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình không?
- Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu của người sử dụng đất là cá nhân gồm những gì? Nộp hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu tại đâu?
- Học cao đẳng phải học trong mấy năm? Học cao đẳng cần phải học bao nhiêu tín chỉ để tốt nghiệp?
- Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được tính như thế nào?