Cá nhân nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam thì phải đảm bảo tuân thủ các quyền và nghĩa vụ gì?
- Hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam là gì?
- Cá nhân nước ngoài muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam thì phải đảm bảo tuân thủ các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Cá nhân nước ngoài không thông báo về những nội dung kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam bị xử lý như nào?
- Trách nhiệm và quản lý quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như thế nào?
Hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 181/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng trang thông tin điện tử kinh doanh dịch vụ quảng cáo từ hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam, cho người sử dụng tại Việt Nam, có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam thì phải đảm bảo tuân thủ các quyền và nghĩa vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân nước ngoài muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam thì phải đảm bảo tuân thủ các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 181/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2021/NĐ-CP quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 13 Luật Quảng cáo 2012 và các quy định sau:
- Thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông những nội dung sau:
+ Tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính nơi đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo; địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ và hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam (nếu có);
+ Đầu mối liên hệ: tên tổ chức, cá nhân đại diện tại Việt Nam (nếu có), địa chỉ email, điện thoại liên hệ;
+ Hình thức và thời gian thông báo: 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi thông báo trực tiếp, hoặc qua đường bưu chính, hoặc qua phương tiện điện tử đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử);
+ Khi nhận thông báo, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gửi giấy xác nhận bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo;
- Không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022;
- Thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định tại Điều 14, Nghị định này;
+ Cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo xuyên biên giới có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Cá nhân nước ngoài không thông báo về những nội dung kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam bị xử lý như nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam;
b) Không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
...
Như vậy, đối với hành vi không thông báo đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam thì sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý, mức phạt trên là mức phạt dành cho cá nhân, với tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi so với mức phạt trên theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Trách nhiệm và quản lý quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 181/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2021/NĐ-CP, quy định về trách nhiệm quản lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới như sau:
- Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phát hiện và xác định các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật theo thẩm quyền được phân công tại các quy định pháp luật về quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
- Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật từ các bộ, ngành, địa phương và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm pháp luật cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.
- Sau khi tiếp nhận bằng chứng quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật, trong thời hạn 05 ngày, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm rà soát, kiểm tra nội dung vi phạm và gửi yêu cầu xử lý bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.
+ Thông tin về các quảng cáo vi phạm đã được gửi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới để xử lý sẽ được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian 24 giờ, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới thực hiện việc xử lý quảng cáo vi phạm theo yêu cầu.
- Sau thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý quảng cáo vi phạm theo yêu cầu mà không có lý do chính đáng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn quảng cáo vi phạm pháp luật.
- Trong trường hợp phát hiện quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Việt Nam, cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn quảng cáo vi phạm pháp luật.
- Biện pháp ngăn chặn chỉ được gỡ bỏ sau khi các quảng cáo vi phạm đã được tổ chức, cá nhân nước ngoài xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?